Cao thủ nào luyện được cả Dịch cân kinh và Thiên thủ Như Lai chưởng?

Thứ tư, ngày 14/09/2022 18:33 PM (GMT+7)
Phương Chấn đại sư là chưởng môn phái Thiếu Lâm, trụ trì Thiếu Lâm tự. Võ công công của ông đã tới mức xuất thần nhập hóa, với nội công Dịch cân kinh vô địch cộng với Thiên thủ Như Lai chưởng, ông còn trên cơ cả Nhậm Ngã Hành.
Bình luận 0
Kiếm hiệp Kim Dung: Cao thủ nào luyện được cả Dịch cân kinh và Thiên thủ Như Lai chưởng? - Ảnh 1.

Phương Chấn đại sư là chưởng môn phái Thiếu Lâm, trụ trì Thiếu Lâm tự. Võ công công của ông đã tới mức xuất thần nhập hóa, với nội công Dịch cân kinh vô địch cộng với Thiên thủ Như Lai chưởng, ông còn trên cơ cả Nhậm Ngã Hành.

Dịch cân kinh là bí kíp quan trọng hàng đầu trong những tác phẩm kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung như Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký. Nhắc đến Dịch cân kinh trong truyện Kim Dung, người ta nhớ đến chuyện Lệnh Hồ Xung (trong Tiếu ngạo giang hồ) bị trọng thương chờ chết mà vẫn hồi phục nhờ Dịch cân kinh, Du Thản Chi (trong Thiên long bát bộ) thì vô tình tập theo Dịch cân kinh mà từ nhân vật hạng bét trong võ lâm trở thành cao thủ, Vô Danh thần tăng (trong Thiên long bát bộ) nhờ Dịch cân kinh hộ thể mà có thể thản nhiên chịu một chưởng của Tiêu Phong mà không hề hấn gì.

Kiếm hiệp Kim Dung: Cao thủ nào luyện được cả Dịch cân kinh và Thiên thủ Như Lai chưởng? - Ảnh 2.

Vô Danh thần tăng trong phim Thiên long bát bộ 2003.

Dịch cân kinh được cho là tuyệt diệu ở chỗ bao quát tất cả kinh lạc của con người, liên hệ với tinh thần ngũ tạng. Khắp mà không tan, đi mà không dứt, khí ở trong sinh, huyết ở ngoài thân.

Luyện được rồi thì tâm động là nội lực tự phát như nước thủy triều dâng, giống như bơi thuyền trên sóng dữ, đợt sóng dâng lên hạ xuống thì thuyền lúc cao lúc thấp, không cần dùng sức.

Đây là môn luyện tập nội công chí tôn vô thượng, bởi lẽ nội công đã luyện thành thì có thể tùy tâm mà phát động.

Địch yếu hay mạnh thì ta đều dễ dàng biến đổi để giành phần hơn như con thuyền trên nước, sóng dâng thì thuyền dâng theo.

Cố nhà văn Kim Dung mô tả rằng: “Với Dịch cân kinh, hàng trăm năm qua không phải bậc kì nhân thì không truyền thụ, mà dẫu kì nhân nhưng không gặp kì duyên thì cũng không truyền thụ.

Dù có là đệ tử xuất chúng của chính Thiếu Lâm mà không có phúc duyên thì cũng không thể truyền”.

Vì vậy, trong tác phẩm Thiên long bát bộ, Cưu Ma Trí do cưỡng cầu luyện dẫn đến tẩu hỏa nhập ma. Tuy nhiên, trong thế giới võ hiệp của mình cố nhà văn Kim Dung đã ưu ái cho Phương Chấn đại sư (hay Phương Chứng đại sư) trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ. Phương Chấn đại sư không chỉ luyện thành Dịch cân kinh mà còn luyện thành Thiên thủ Như Lai chưởng đến độ xuất thần nhập hóa.

Kiếm hiệp Kim Dung: Cao thủ nào luyện được cả Dịch cân kinh và Thiên thủ Như Lai chưởng? - Ảnh 3.

Phương Chấn đại sư trong phim Tiếu ngạo giang hồ 2001.

Phương Chấn đại sư được cố nhà văn Kim Dung mô tả, là chưởng môn phái Thiếu Lâm, trụ trì Thiếu Lâm tự. Phương Chấn là một hòa thượng nhân từ, nhưng khác với tưởng tượng của Lệnh Hồ Xung cũng như đa số người, Phương Chấn đại sư phải là một cao tăng đắc đạo uy uy lẫm lẫm, nhưng thực tế thì Phương Chứng đại sư chỉ là “một vị lão tăng người thấp lùn nhỏ bé, với vẻ mặt sầu khổ không hiểu đã bao nhiêu tuổi”, ít ai ngờ rằng vị phương trượng Thiếu Lâm tiếng tăm lừng lẫy giang hồ lại trông bình thường như thế.

Nhưng đằng sau cái dáng vẻ bình thường đó lại là một con người đáng kính trọng. Ngay cả một kẻ kiêu ngạo như Nhậm Ngã Hành cũng phải khâm phục Phương Chấn đại sư.

Kiếm hiệp Kim Dung: Cao thủ nào luyện được cả Dịch cân kinh và Thiên thủ Như Lai chưởng? - Ảnh 4.

Nhậm Ngã Hành trong phim Tiếu ngạo giang hồ 2001.

Võ công vị đại sư này đã tới mức xuất thần nhập hóa, với nội công Dịch cân kinh vô địch cộng với Thiên thủ Như Lai chưởng, ông còn trên cơ cả Nhậm Ngã Hành. Nhưng cái để người ta phải khâm phục ông không phải là võ công mà là tài trí cùng với tấm lòng từ bi của một vị cao tăng đắc đạo.

Khi Lệnh Hồ Xung được Doanh Doanh cõng lên chùa Thiếu Lâm trong tình trạng suy kiệt sắp chết, và biết Nhạc Bất Quần đã đuổi chàng ra khỏi sư môn,

Phương Chấn đại sư không hề nghĩ tới cái mối thù cô vừa giết mấy đệ tử của bản tự, ông đã nhận lời cứu Lệnh Hồ Xung, với yêu cầu Doanh Doanh phải ở lại chùa Thiếu Lâm, Phương Chấn đại sư chỉ muốn tạm giam Doanh Doanh để giang hồ được bình yên, vì cô là thánh cô của ma giáo. Phương Chấn đại sư cũng nhận lời truyền thụ Dịch cân kinh cho Lệnh Hồ Xung với điều kiện chàng chịu gia nhập phái Thiếu Lâm, nhưng Lệnh Hồ Xung không đồng ý.

Đến khi quần hùng tụ tập tại tệ tự để đối phó ba người Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh và Hướng Vấn Thiên, cán cân lực lượng nghiêng hẳn về bên phe chánh phái, thế nhưng Phương Chứng chỉ đưa ra yêu cầu hai bên tỷ thí võ công 3 hiệp, nếu chánh phái thắng thì tạm giam 3 vị đó 10 năm trên thiếu lâm để tạo phúc cho võ lâm đồng đạo, còn thua thì sẽ để 3 vị đó an toàn xuống núi.

Tuy nhiên, Phương Chấn đại sư đã để thua Nhậm Ngã Hành cũng chỉ vì tấm lòng từ bi của mình muốn cứu Dư Thương Hải mà trúng chưởng của họ Nhậm kia. Cũng chính Phương Chứng là người đã nhìn ra âm mưu thâm sâu của Nhạc Bất Quần cùng Tả Lãnh Thiền mà nói cho Lệnh Hồ Xung biết.

Kiếm hiệp Kim Dung: Cao thủ nào luyện được cả Dịch cân kinh và Thiên thủ Như Lai chưởng? - Ảnh 5.

Lệnh Hồ Xung (Lý Á Bằng) trong phim Tiếu ngạo giang hồ 2001.

Khi Lệnh Hồ Xung lên chức vụ chưởng môn phái Hằng Sơn, ông đã cùng Xung Hư đạo trưởng phái Võ Đang hết lòng ủng hộ, mong muốn Lệnh Hồ Xung sẽ đoạt chức chưởng môn phái Ngũ Nhạc phái để tránh cho chức này rơi vào tay những kẻ như Nhạc Bất Quần, Tả Lãnh Thiền.

Kiếm hiệp Kim Dung: Cao thủ nào luyện được cả Dịch cân kinh và Thiên thủ Như Lai chưởng? - Ảnh 6.

Doanh Doanh (Hứa Tình).

Khi Nhậm Ngã Hành công khai đòi tiêu diệt Hằng Sơn, Phương Chấn đại sư đã không ngần ngại đem Dịch cân kinh truyền thụ cho Lệnh Hồ Xung, nhưng lại nói là tâm pháp nội công do Phong Thanh Dương nhờ truyền cho chàng. Nếu như không có Doanh Doanh thông minh tinh tế nói ra điều này thì có lẽ Lệnh Hồ Xung cũng như người đọc chẳng thể nào phát hiện được. Có lẽ đây là lần duy nhất Dịch cân kinh của Thiếu Lâm tự được truyền cho một người theo cách như thế, chẳng những người được truyền không là đệ tử bản môn, mà còn bị lừa gạt để vô tình học thần công mà không hề hay biết, đúng là chỉ có Phương Chấn đại sư mới làm được như thế. Ông đã vượt ra ngoài cái tầm nhìn hạn hẹp của luật lệ một môn phái mà ra quyết định vì an nguy cho toàn thể võ lâm đồng đạo.

Phương Chấn đại sư không chỉ truyền thụ thần công mà còn tôn Lệnh Hồ Xung làm minh chủ để chống lại cuộc chiến giữa chánh phái và ma giáo. Vì Phương Chấn đại sư biết chỉ có Lệnh Hồ Xung mới có thể giải quyết được cuộc chiến tranh giành quyền lực trên võ lâm và chỉ với tấm lòng nhân hậu của chàng khi làm minh chủ - thống lĩnh võ lâm thì giang hồ mới có thể yên ổn.



Quốc Tiệp (Theo Người Đưa Tin)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem