Cây keo
-
Những năm qua, bên cạnh chuyển đổi cây trồng vật nuôi, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện M’Đrắk (tỉnh Đắk Lắk) đã đầu tư trồng keo nguyên liệu giấy, cây keo đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
-
Sau một thời gian dài rớt giá, khó tiêu thụ, thời điểm này keo lai ở địa bàn Nghệ An bất ngờ tăng giá trở lại, nông dân phấn khởi khi đầu ra cây keo dần ổn định.
-
Sau động thái “rắn” cách đây chưa lâu, cấp thẩm quyền Quảng Ngãi tiếp tục ban hành chỉ đạo cho 5 sở ngành, 7 huyện, yêu cầu phải duy trì kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu mua và vận chuyển gỗ keo trên địa bàn tỉnh này.
-
Những năm qua, nhiều hộ nông dân thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, trong đó chuyển đổi từ trồng keo sang trồng mít, trồng tắc...Bên cạnh đó, còn tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
-
Bỏ ngoài tai những lời bàn tán, anh Lục Văn Bạn (thôn Bản Khúa, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn) vẫn cùng vợ con miệt mài gánh cây lim giống, cây mỡ giống lên rừng, trồng phủ xanh hơn 26ha đồi trọc. Chỉ sau 7 năm, gia đình anh đã được thu "trái ngọt".
-
Là một nông dân thực thụ, không được đào tạo qua trường lớp chế tạo máy cơ khí nào, nhưng anh Trần Kim Hiệp ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại có nhiều ý tưởng, sáng chế độc đáo. Sáng chế máy bóc vỏ cây keo của anh được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân ở nông thôn.
-
Cũng như rất nhiều người dân xóm Nặm Nàng, xã Kim Đồng, huyện Thạch An (Cao Bằng), anh Bế Văn Hiệp gắn bó với rừng, sống nhờ rừng, ăn ở cùng rừng, dường như bấy lâu nay, mọi thứ trong đời ông… đều liên quan đến rừng. Anh coi rừng như Bà Mẹ thứ hai mà anh luôn dốc sức chăm sóc hàng chục năm qua.
-
Cùng số hoạt động chui, chủ NM dăm trong tỉnh cho rằng việc cấp phép trạm thu mua quá nhiều của cấp thẩm quyền Quảng Ngãi, dẫn đến sự tranh giành nguồn nguyên liệu (gỗ keo) đã và đang bóp chết hoạt động của NM dăm tại các huyện. Câu hỏi đặt ra "Sự xuất hiện của các trạm thu mua tự phát là nguyên nhân chính gây bất ổn nguồn nguyên liệu cho hoạt động của các NM dăm ở các địa phương?".
-
Không chỉ gặp khó khăn trong tiêu thụ, mấy tháng gần đây sự xuất hiện như "nấm sau mưa" của các trạm thu mua tự phát tại các huyện miền núi Quảng Ngãi, với nhiều thủ đoạn không lành mạnh để giành mua gỗ keo chở đi nơi khác bán được ví như những sợi dây thòng lọng, đang thít cổ các nhà máy chế biến dăm gỗ các địa phương này.
-
Chỉ riêng 2 nhà máy tại huyện Sơn Hà và Trà Bồng, tuy quy mô thuộc hàng trung bình ở Quảng Ngãi nhưng hiện lượng gỗ dăm tồn ước lên đến 60.000 tấn, chưa biết đến bao giờ mới tiêu thụ hết.