Cây ổi lạ ở một ngôi đền cổ trên Yên Bái, dân cho rằng, cứ gãi là cây "cười" rung rinh

Hoàng Hữu Thứ tư, ngày 21/02/2024 05:42 AM (GMT+7)
Nằm trong khuôn viên Khu di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia Đền Mẫu Đông Cuông-một ngôi đền cổ ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), cây ổi biết “cười” rung rinh khiến bất cứ du khách nào tới cũng tò mò ghé thăm.
Bình luận 0

Đền Đông Cuông nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền (xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), từ lâu đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Thần vệ Quốc và nghĩa quân dân tộc Tày hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Giáp Dần chống thực dân Pháp.

Cây ổi lạ ở một ngôi đền cổ trên Yên Bái, dân cho rằng, cứ gãi là cây "cười" rung rinh- Ảnh 1.

Từ con đường đá dẫn vào Khu lăng mộ Mẫu thuộc Khu di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia Đền Mẫu Đông Cuông-một ngôi đền cổ ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) du khách rất dễ nhận ra cây ổi "cười" với dáng uốn lượn mang thế rồng chầu. Ảnh: PV.

Từ con đường đá dẫn vào Khu lăng mộ Mẫu, du khách rất dễ nhận ra cây ổi lạ với dáng uốn lượn, mọi người thường gọi là cây ổi "cười". 

Cây ổi "cười" là giống ổi tàu, cao khoảng 3m, chia thành 5 nhánh lớn, tán cành vươn rộng gần 4m, lá nhỏ với những cành chắc chắn uốn lượn như thế rồng chầu, được người dân cung tiến trồng bên trái lăng mộ Mẫu.

Gọi là cây ổi "cười" nhưng thực ra cây không phát ra tiếng động mà chỉ "phản ứng" lại với sự động chạm của con người. 

Khi không có gió, cây lặng như tờ, nếu gãi khẽ vào phần "nách" của cây (những ngã nhánh được xem là "nách" cây), thì những chiếc lá ổi sẽ rung lên như đang reo cười vì "nhột". Nếu gãi không đúng "nách" của cây thì lá rung nhẹ hơn. 

Điều đặc biệt, mặc dù lá rung nhưng cành lại không rung kể cả những cành yếu ớt nhất.

Cây ổi lạ ở một ngôi đền cổ trên Yên Bái, dân cho rằng, cứ gãi là cây "cười" rung rinh- Ảnh 2.

Điều đặc biệt, mặc dù lá rung nhưng cành lại không rung kể cả những cành yếu ớt nhất. Còn khi nắm tay vào thân cây, nhắm mắt, đầu óc không suy nghĩ thì có một cảm giác lâng lâng khó tả, thoải mái. Ảnh: PV.

Theo chị Đoàn Thị Tuyết Nhung (trú tại tổ dân phố 10, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) - người cung tiến cây ổi trồng tại khu lăng mộ Mẫu, anh Bình chồng chị tìm mua gỗ mít để dùng tại xã Đông Cuông. Trong quá trình đó, anh Bình thấy cây ổi gốc to lâu năm trên đồi khá đẹp nên mua về. Năm 2018, gia đình đã xin phép trồng cây ổi tại khu lăng mộ Mẫu và thường xuyên vào chăm sóc.

Cây ổi lạ ở một ngôi đền cổ trên Yên Bái, dân cho rằng, cứ gãi là cây "cười" rung rinh- Ảnh 3.

Cây ổi "cười" bốn mùa xanh tốt, hoa, quả đầy cành, tỏa hương thơm ngát. Ảnh: PV.

Chị Nhung cho biết, mới đầu, cây ổi này có dáng khá bình thường và không có gì khác lạ. Tuy nhiên, qua quá trình chăm sóc, chị nhận thấy cây ổi dần phát triển theo dáng rồng chầu rất đẹp mà không có sự can thiệp uốn dáng. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, cây ổi có hiện tượng "biết cười" và thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

Cây ổi lạ ở một ngôi đền cổ trên Yên Bái, dân cho rằng, cứ gãi là cây "cười" rung rinh- Ảnh 4.

Mỗi lần đến lễ Mẫu, một ngôi đền cổ ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, (tỉnh Yên Bái) người dân và du khách thường đến khu lăng mộ Mẫu để sờ cây ổi "cười" như để cảm nhận sự an vui, xin linh khí tốt lành của đất trời. Ảnh: PV.

Người dân địa phương tin rằng, do cây ổi được trồng ở nơi linh thiêng nên cũng "mẫn cảm" như người. Có người còn gọi là cây ổi "cười" là "mộc tinh". Chính vì vậy mỗi lần đến lễ Mẫu, người dân và du khách thường đến khu lăng mộ Mẫu để sờ cây ổi "cười" như để cảm nhận sự an vui, xin linh khí tốt lành của đất trời, của Mẫu che chở.

Cây ổi lạ ở một ngôi đền cổ trên Yên Bái, dân cho rằng, cứ gãi là cây "cười" rung rinh- Ảnh 5.

Cây ổi "cười" thu hút sự quan tâm, tò mò của không ít du khách khi đến chiêm bái tại đền Mẫu Đông Cuông. Ảnh: PV.

Hiện tượng kỳ thú này chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh. Tuy nhiên, cây ổi "cười" thu hút sự quan tâm, tò mò của không ít du khách khi đến chiêm bái tại đền Mẫu Đông Cuông. Và hiện tượng này đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn.

Cây ổi lạ ở một ngôi đền cổ trên Yên Bái, dân cho rằng, cứ gãi là cây "cười" rung rinh- Ảnh 6.

Đền Đông Cuông được nhận định là vùng khởi nguồn của tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn. Ảnh: PV.

Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng Ngàn trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn nói riêng trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện từ lâu đời ở Văn Yên, tồn tại và có sức sống lâu bền trong nhân dân. "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem