CEO Repu Digital Lại Tuấn Cường: "Chuyển đổi số không phải lựa chọn mà là bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn thành công"

Khải Phạm Thứ năm, ngày 11/05/2023 08:50 AM (GMT+7)
CEO Repu Digital - Lại Tuấn Cường chia sẻ việc chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ.
Bình luận 0

Khởi nghiệp phải "học tất, làm cả"

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp, CEO Repu Digital - Lại Tuấn Cường cho biết, công ty được thành lập từ năm 2013 và hoạt động đến nay đã được 10 năm. Repu Digital hiện là công ty chuyên tư vấn, triển khai, cung cấp các giải pháp phần mềm công nghệ cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, ngành nghề từ nhỏ, vừa đến lớn tại Việt Nam. Chặng đường đã trải qua, Repu Digital gặp không ít khó khăn để phát triển như hiện nay.

"Khó khăn lớn nhất với doanh nghiệp công nghệ khi khởi nghiệp là phải từng bước tự thân vận động để quản lý công ty, tìm kiếm khách hàng mới, xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, trong 2 năm đầu Startup, Repu Digital gặp vô vàn khó khăn và thử thách", CEO Repu Digital cho biết.

Bản thân là một kỹ sư phần mềm của Đại học Bách khoa Hà Nội, dù tốt nghiệp loại giỏi nhưng tất cả những gì học được của CEO Repu Digital trên ghế nhà trường chỉ liên quan đến phần mềm. Trong khi đó, khởi nghiệp với công ty công nghệ, người đứng đầu cần phải biết nhiều hơn thế, đặc biệt là kinh doanh.

Do đó, khi bắt đầu Startup với công ty phần mềm, CEO Repu Digital phải học rất nhiều từ kỹ năng bán hàng, phát triển thương hiệu cũng như Marketing. Quá trình vừa xây dựng công ty, 2 năm đầu, ông Cường phải đi học rất nhiều, đó là khó khăn nhất đối với CEO Repu Digital khi bắt đầu khởi nghiệp.

Bên cạnh khó khăn, CEO Lại Tuấn Cường thừa nhận có chút may mắn khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp đã đi học và gặp được đúng những người thầy định hướng đúng để lựa chọn sản phẩm, chiến lược đi đúng hướng ngay từ đầu.

CEO Repu Digital nói về quá trình khởi nghiệp, sự cần thiết của chuyển đổi số - Ảnh 1.

CEO Repu Digital - Lại Tuấn Cường chia sẻ về quá trình khởi nghiệp. Ảnh Khải Phạm.

Repu Digital hiện nay đang xây dựng và phát triển với 2 nhóm sản phẩm và dịch vụ. Một là những sản phẩm công nghệ phần mềm do chính công ty xây dựng và phát triển, trong đó phần mềm chính phục vụ cho bộ phận Marketting, sale bán hàng (LinkLeads – Email Marekting) của các doanh nghiệp. Phần mềm trên được Hội Thương mại điện tử Việt Nam chứng nhận là "Một trong những giải pháp tốt nhất năm 2022".

Ngoài ra, Repu Digital cũng còn một phần mềm nữa là tìm khách hàng tiềm năng trên Facebook không cần quảng cáo. Phần mềm này chứa các công cụ giúp cho doanh nghiệp Marketing, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tốt hơn với mức chi phí hợp lý, hiệu quả hơn.

Mảng thứ 2 mà Repu Digital đang triển khai là cung cấp các phần mềm lớn của nước ngoài. "Repu Digital là đại diện của 15 - 20 hãng phần mềm lớn nhất của nước ngoài tại Việt Nam", ông Cường nói.

Theo đó, Repu Digital là đại diện của Zoom Việt Nam với nhiệm vụ hỗ trợ, phân phối, triển khai phần mềm Zoom. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19 khi Zoom được triển khai rộng rãi ở Việt Nam đã giúp cho các doanh nghiệp hoạt động bình thường mà không cần tiếp xúc, gặp gỡ.

Ngoài ra, Repu Digital còn tư vấn, triển khai các nền tảng về sales, CRM, chăm sóc khách hàng và Marketing. Trong đó, vai trò của lớn của Repu Digital là đối tác lớn của HubSpot tại Việt Nam từ năm 2017. 

Đến năm 2023, Repu Digital tiếp tục trở thành đối tác của LarkSuite Việt Nam, đây là nền tảng quản trị nội bộ, cộng tác, quản trị dự án, công việc nội bộ của doanh nghiệp. Đây là phần mềm giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện trong mọi công việc.

Sau gần 10 năm hoạt động, Repu Digital hiện nay sở hữu lượng khách hàng lớn lên đến 27.000 khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ.

Trong thời gian tới, Repu Digital có nhiều mục tiêu như tiếp tục phát triển sản phẩm của mình, bổ sung thêm những sản phẩm mới.

"Repu Digital đang có kế hoạch tiếp tục phát triển tư duy đúng khi triển khai chuyển đổi số cho các lãnh đạo là chủ doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Bây giờ không còn ai hỏi có nên chuyển đổi số hay không mà phải đặt ra câu hỏi làm thế nào để chuyển đổi số thành công.

Về kỹ năng, Repu Digital sẽ phối hợp cùng các cộng đồng để phát triển cho nhân viên cấp dưới hoặc những người quản lý dự án.

Để phát triển lượng khách hàng, Repu Digital tiếp tục tìm kiếm và làm việc với các đối tác nước ngoài cũng như xây dựng giải pháp tại Việt Nam để phù hợp nhất. Mục tiêu là đi tắt đón đầu những công nghệ, nền tảng mới nhất với những tính năng xuất sắc nhất của thế giới, nhưng ở mức chi phí hợp lý và áp dụng vào đặc thù, thói quen của doanh nghiệp Việt Nam.

CEO Repu Digital - Lại Tuấn Cường chia sẻ về quá trình khởi nghiệp. Video Khải Phạm.

Chuyển đổi số không phải lựa chọn mà là bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn thành công

Nói về quá trình chuyển đối số, CEO Repu Digital cho biết hiện nay quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, thậm chí nhiều công nghệ mình cũng gần như mới nhất. Quan trọng là tư duy chuyển đổi số ở Việt Nam rất mạnh, cùng với đó là sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành giúp quá trình này diễn ra quyết liệt và hiệu quả hơn.

CEO Repu Digital nói về quá trình khởi nghiệp, sự cần thiết của chuyển đổi số - Ảnh 3.

CEO Repu Digital - Lại Tuấn Cường cho rằng Chuyển đổi số không phải lựa chọn mà là bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn thành công. Ảnh Khải Phạm.

Là công ty công nghệ chuyên tư vấn, triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp nên CEO Repu Digital nhận thấy một số hạn chế hiện nay. 

"Mặc dù các lãnh đạo doanh nghiệp đều có tư duy chuyển đổi số mạnh mẽ, nhưng hầu hết đều lớn tuổi nên có hạn chế trong việc tìm hiểu sâu, tiếp cận sâu các giải pháp. Trong khi đó, chuyển đổi số rất quan trọng cam kết, đồng hành trong dự án chuyển đổi số thì lãnh đạo thậm chí còn chưa dùng những dự án chuyển đổi số nến khó quyết tâm thực hiện thành công. Hạn chế tiếp theo là doanh nghiệp sử dụng giải pháp chuyển đổi số của nước ngoài và ngôn ngữ tiếng anh mà đó lại là rào cản của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam", quan điểm của CEO Lại Tuấn Cường về chuyển đổi số. 

Cũng như nhiều doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp khác, Repu Digital mong muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ hơn để không ai bị bỏ lại phía sau.

"Tôi mong muốn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh truyền thông liên quan đến quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam để các doanh nghiệp hiểu rằng chuyển đổi số là yếu tố bắt buộc để tăng tính cạnh tranh, tăng năng suất lao động... hiệu quả từ Marketing, sales.

Tiếp theo, mong muốn Chính phủ tạo ra các sân chơi như hội thảo đa ngành để tất cả ngành nghề tại Việt Nam đều coi chuyển đổi số là tiêu chí để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi khi chuyển đổi số hóa đơn điện tử, nhưng tôi mong muốn áp dụng hợp đồng điện tử để tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp.

Nếu có thể, tôi mong Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp về công nghệ, đặc biệt các hướng dẫn liên quan đến thuế. Trước đây có chính sách thuế VAT 0% cho doanh nghiệp công nghệ khi triển khai phần mềm, giải pháp phần mềm, nhưng phần hướng dẫn chưa được cụ thể, dẫn đến khi triển khai với cơ quan thuế hay bị vướng mắc và bị loại trừ.

Cuối cùng, tôi mong muốn Chính phủ có thể phối hợp, tổ chức những chương trình có nhiều doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam cùng một vùng để tạo ra sự cộng hưởng. Đồng thời, tôi mong muốn Chính phủ có thêm những chương trình tư vấn, đào tạo những doanh nghiệp công nghệ về Marketing để bán sản phẩm phần mềm ra nước ngoài, đó mới là thị trường lớn, tiềm năng thay vì chỉ bán trong nước", ông Lại Tuấn Cường mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) được Thủ tướng ban hành qua thời gian 7 năm đã mang đến nhiều sự hỗ trợ tích cực cho cộng đồng start-up.

Số lượng quỹ đầu tư tham gia hoạt động tại Việt Nam tăng mạnh khoảng 60% và phân bổ đồng đều giữa các quốc gia. Năm 2021, Việt Nam là quốc gia có số lượng nhà đầu tư rất cao, đứng thứ hai chỉ sau Singapore.

Dẫu Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư dài hạn tại khu vực Đông Nam Á nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp cũng không tránh khỏi các tác động từ suy thoái chung. Bằng chứng là sau mức đỉnh năm 2021, tổng số vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp năm 2022 chỉ đạt 855 triệu USD (giảm 40% so với mức 1,4 tỷ USD năm 2021) , số thương vụ cũng giảm từ 165 (năm 2021) xuống còn 85.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia cũng như các tổ chức đầu tư, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp của Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia và Singapore.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem