Thời gian qua, tại tỉnh Lâm Đồng, nhất là ở các huyện có diện tích trồng cây MagicS (cà chua thân gỗ) nhiều như Đơn Dương, Di Linh, Đức Trọng, TP. Đà Lạt…, người dân đang gặp rất khó khăn trong việc tiêu thụ trái thu được từ loại cây này.
Trước đó, báo Dân Việt đã có bài viết: “Tin lời “đường mật”, nông dân Lâm Đồng khốn khổ vì cây “MagicS”, phản ánh thực trạng nhiều hộ dân đã đầu tư nhiều vốn liếng thực hiện chuyển đổi trồng cây MagicS, tuy nhiên lại không có đầu ra dẫn đến bị thua lỗ nặng nề.
Nhiều hộ dân "hứng" cảnh thua lỗ vì trồng cây MagicS nhưng sản phẩm không có nơi tiêu thụ.
Để tìm hiểu rõ thực hư về việc này, PV đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Phạm S – người trực tiếp nghiên cứu và đưa giống cây này từ nước ngoài về Việt Nam.
Ông Phạm S cho biết, MagicS là loại cây ông nghiên cứu trong khoảng hai năm từ 2014 - 2016 và đã được cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. “Tôi cũng đã nắm bắt được các thông tin về việc người dân khó tiêu thụ loại trái cây này. Hiện tại, tỉnh đã mời các công ty thực phẩm lớn để giúp nông dân đưa trái MagicS ra thị trường, như Công ty Dr Thanh”.
Tiến sĩ Phạm S cho biết, MagicS là loại cây ông nghiên cứu trong khoảng hai năm từ 2014 - 2016 và đã được cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Ông S cũng cho biết, hiện Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Đà Lạt đang tiến hành xây dựng và mở rộng hệ thống kho lạnh để tiếp tục thu mua số lượng lớn trái cà chua thân gỗ giúp người dân. Sắp tới, tỉnh cũng có kế hoạch đưa cây MagicS vào chương trình chuyển đổi giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.
“Cây MagicS rất dễ trồng, có thời gian thu hoạch dài, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu nên sẽ có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vừa qua cũng là khoảng thời gian giao thời, cây chỉ mới cho thu bói nên việc tiêu thụ còn gặp khó khăn. Hiện tại, chúng tôi định hướng cho người dân bán cho khách du lịch, các điểm du lịch canh nông…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết.
Ông Phạm S khẳng định do đang trong giai đoạn giao thời nên việc tiêu thụ cà chua thân gỗ còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.L
Trong khi đó, ông Lại Thế Hưng – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng cho rằng, trước đó, tỉnh chưa hề có đề án nào cụ thể về việc đưa cây MagicS vào trồng đại trà. Những hộ dân trồng là do tự phát, không tính toán được đầu ra, không nắm được nhu cầu thị trường nên rơi vào tình trạng thua lỗ.
Thị trường là yếu tố quyết định khi người dân làm nông nghiệp.
“Hiện tại, Chi cục đang phối hợp với các Phòng nông nghiệp trong tỉnh thống kế diện tích, sản lượng, các loại dịch bệnh đối với loại cây này để có những tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho người dân. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên người dân nên cân nhắc kỹ trước khi trồng một loại cây nào đó, phải tính toán kĩ về thị trường tiêu thụ để không mắc phải tình trạng như hiện nay”, ông Hưng nhấn mạnh.
Theo thống kê của Chi Cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 44,8ha trồng cây cà chua thân gỗ. Trong đó, diện tích đã cho thu hoạch là 39,8ha với tổng sản lượng 377 tấn/năm.
Tại Lâm Đồng chỉ có một cơ sở sản xuất giống tại Bảo Lộc, được nuôi cấy mô từ kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm S.
"Cây Magic-S được chúng tôi trao đổi giống từ vườn thực vật KEW - Hoàng Gia Anh, nghiên cứu liên tục từ năm 2014-2016, quá trình nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính ưu việt và độc đáo mà các cây ăn quả khác hiếm có, từ đó chúng tôi đã đặt tên thương mại cây Magic-S, được cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ số 4-2015-34019" - ông Phạm S thông tin.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.