Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958

Thứ ba, ngày 17/10/2023 16:33 PM (GMT+7)
Cách đây 65 năm, 2 máy bay của Không quân Mỹ va chạm giữa không trung khi tham gia huấn luyện. Theo đó, máy bay B-47 buộc phải thả một quả bom hạt nhân xuống biển để có thể hạ cánh an toàn.
Bình luận 0
Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 1.

Ngày 5/2/1958, một sự cố nguy hiểm đã xảy ra khi 2 máy bay của Không quân Mỹ va chạm giữa không trung khi tham gia huấn luyện. Sự kiện này khiến một quả bom hạt nhân bị thả xuống ngoài khơi đảo Tybee, Georgia, Mỹ.

Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 2.

Cụ thể, vào ngày hôm đó, máy bay ném bom chiến lược B-47 chở theo một quả bom hạt nhân Mark 15. Phi cơ này tham gia một nhiệm vụ huấn luyện mô phỏng vụ ném bom vào một thành phố của kẻ địch và lẩn tránh các tên lửa đánh chặn sau đó.

Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 3.

Trong quá trình huấn luyện, một sai lầm trong radar đã khiến máy bay F-86 va chạm với máy bay B-47.

Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 4.

May mắn là tất cả thành viên phi hành đoàn trên 2 máy bay trên đều an toàn. Trong đó, phi công trên máy bay F-86 nhảy dù an toàn.

Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 5.

Tuy nhiên, phi công trên máy bay B-47 là Thiếu tá Howard Richardson nhận thấy máy bay đang lái bị hỏng nặng và không thể hạ cánh an toàn xuống đường băng đang được xây dựng.

Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 6.

Vậy nên, Thiếu tá Howard Richardson đã đưa ra quyết định là lái máy bay ra biển rồi ném quả bom hạt nhân từ độ cao 2.195m xuống vùng biển ngoài khơi đảo Tybee, Georgia. Sau đó, ông cho hạ cánh máy bay B-47 an toàn.

Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 7.

Vì các lỗ chứa plutonium đã được thay đổi thành lỗ chì trong quá trình huấn luyện, quả bom mất tích chỉ có khối lượng uranium-235 dưới ngưỡng và không thể gây ra một vụ nổ hạt nhân.

Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 8.

Dù vậy, sự việc này gây ra rắc rối lớn trong việc tìm kiếm, thu hồi quả bom nguyên tử thất lạc dưới biển.

Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 9.

Bởi lẽ, Không quân và Hải quân Mỹ đã triển khai nhiệm vụ kéo dài hơn 2 tháng sau đó để tìm kiếm vũ khí hạt nhân thất lạc trong khu vực rộng 62 km2 ở vùng biển Wassaw Sound, gần Savannah, Đại Tây Dương.

Chấn động vụ thất lạc bom hạt nhân khi 2 máy bay “va nhau” năm 1958 - Ảnh 10.

Tuy nhiên, các thợ lặn của lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ không tìm thấy quả bom hạt nhân Mark 15 bị mất tích trong sự cố năm 1958.

 

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem