Chàng trai khiếm thị gen Z chạy marathon tiết lộ những mục tiêu ít ai nghĩ tới

Ngọc Tân - Nguyễn Thơm Thứ hai, ngày 08/01/2024 07:05 AM (GMT+7)
Sau khi trở thành người Việt Nam khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon, Vũ Tiến Mạnh có những dự định riêng cho bản thân mình và cộng đồng người khiếm thị Việt Nam.
Bình luận 0


Lý do thích chạy cự ly dài

Sau mỗi giải chạy, Mạnh lại quay về với những buổi chạy tập vào mỗi sáng sớm. Một thói quen, theo cậu mô tả "cứ đến giờ lại thấy ngứa chân".

Hiện Mạnh đã chuyển lên Hà Nội sinh sống để phù hợp với lịch học và tập luyện. Mạnh tập luyện tại sân vận động Hàng Đẫy.

Chàng trai khiếm thị gen Z chạy marathon tiết lộ những mục tiêu ít ai nghĩ tới- Ảnh 1.

Hiện Mạnh đã chuyển lên Hà Nội sinh sống để phù hợp với lịch học và tập luyện. Mạnh tập luyện tại sân Hàng Đẫy. Ảnh: NVCC.

Đều đặn 5 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, Mạnh đã tỉnh giấc, chuẩn bị cho một ngày tập luyện. Những đồ dùng thiết yếu như nước lọc, nước điện giải, khăn lau,... được anh cất gọn vào trong chiếc balo đã cũ.

Những ngày Hà Nội và miền Bắc trong thời tiết rét buốt, từ 8 đến 11 độ C, Mạnh vẫn duy trì lịch tập đều đặn. Mỗi bước chạy của chàng trai in dấu sự quyết tâm cao độ, đôi mắt luôn hướng thẳng, hai tay nắm chặt.

Kể về kỷ niệm bén duyên với chạy dài, Mạnh cho biết, năm 2020 khi dịch Covid - 19 bùng phát tại Việt Nam, phong trào thể dục thể thao lên cao. Mong muốn tập luyện để nâng cao sức khỏe cộng thêm lý do “ở nhà nghỉ dịch chán quá” khiến anh quyết tâm thử sức ở cự ly mới.

Sau lần tập đó, Mạnh vô cùng thích thú với chạy dài. Hai năm dịch là quãng thời gian để anh tiếp tục luyện tập và chinh phục cự ly mới. Chàng trai đem nguyện vọng bày tỏ với huấn luyện viên và đặt mục tiêu là tấm huy chương marathon. 

Chàng trai khiếm thị gen Z chạy marathon tiết lộ những mục tiêu ít ai nghĩ tới- Ảnh 2.

Theo Mạnh, chạy dài không những mở ra giới hạn chinh phục ở cự ly mới mà còn giúp các vận động viên có thể trò chuyện, giao lưu lẫn nhau trong quá trình chạy.

Theo Mạnh, chạy dài không những mở ra giới hạn chinh phục ở cự ly mới mà còn giúp các vận động viên có thể trò chuyện, giao lưu lẫn nhau trong quá trình chạy. Chạy cự ly ngắn 100 - 300 mét, người ta chỉ quan tâm nhanh chóng về đích thì điều khiến anh thích ở chạy dài là người chạy có thể trò chuyện với rất nhiều các chân chạy xung quanh mình.

Mỗi ngày, Mạnh ăn từ 3 - 5 bữa. Các bữa ăn luôn phải đảm bảo đầy đủ protein, chất xơ, đạm, tinh bột,... Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích và các loại đồ ăn không lành mạnh. Với Mạnh, nên đi ngủ trước 23 giờ để đảm bảo ngủ đủ giấc, có sức khỏe để dậy sớm và luyện tập vào hôm sau.

Ngoài việc tập luyện, Mạnh có sở thích đọc truyện và nghe radio. Anh thường xuyên sử dụng mạng xã hội để theo dõi thông tin và giao lưu. Hạn chế về đôi mắt không làm giảm đi sự ham học hỏi của chàng trai nghị lực. Mọi sinh hoạt cá nhân Mạnh đều có thể tự thực hiện mà không cần đến sự giúp đỡ từ người khác.

CLB dành cho những người khiếm thị “cuồng chân" và ước mơ của Tiến Mạnh

Chàng trai khiếm thị gen Z chạy marathon tiết lộ những mục tiêu ít ai nghĩ tới- Ảnh 3.

Mạnh đã sáng lập CLB Blind Runners - CLB dành cho những người khiếm thị “cuồng chân”.

Mong muốn cộng đồng người khiếm thị yêu chạy có nơi để tập luyện và giao lưu, Mạnh đã sáng lập CLB Blind Runners - CLB dành cho những người khiếm thị “cuồng chân”.

CLB Blind Runners của Tiến Mạnh và các cộng sự lấy khẩu hiệu “không gì là không thể”.

Đến nay, CLB đã lên tới 30 thành viên, chia làm 2 nhóm mới tham gia và chạy đã lâu. Các nhóm này tập luyện theo chương trình giáo án do Mạnh soạn thảo. 

CLB Blind Runners không chỉ là nơi luyện tập, giao lưu thỏa sức đam mê chạy bộ mà còn tiếp thêm động lực giúp người khiếm thị chinh phục bản thân, vượt thoát khỏi cộng đồng khiếm thị, tự tin hòa nhập, giao tiếp với mọi người.

Chàng trai khiếm thị gen Z chạy marathon tiết lộ những mục tiêu ít ai nghĩ tới- Ảnh 4.

Những thành viên thường xuyên tham gia chạy cùng Mạnh.

Với mong muốn phá bỏ rào cản định kiến xã hội về người khiếm thị, Blind Runners đã hoạt động như một ngôi nhà thực thụ, nơi không còn khoảng cách giữa các thành viên.

Những vết sẹo chi chít trên người là minh chứng cho cố gắng không ngừng nghỉ của chàng trai khiếm thị 10x với đam mê chạy bộ. Tiến Mạnh không hề cô đơn khi song hành trên đường đua luôn là những lời động viên, giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè trong cộng đồng runners. Suốt 10 năm tham gia thi đấu, gia đình luôn là điểm tựa giúp Mạnh vững bước trên đường chạy.

Chàng trai khiếm thị gen Z chạy marathon tiết lộ những mục tiêu ít ai nghĩ tới- Ảnh 5.

Vũ Tiến Mạnh (thứ năm từ trái sang) tại Lễ Trao Giải Tỏa sáng nghị lực Việt 2023.

Mạnh tiết lộ anh đang có dự định tham gia giải chạy vô địch Nhật Bản. Hiện Mạnh đang chuẩn bị hoàn tất một số vấn đề thủ tục để có thể tham gia chinh chiến tại xứ sở hoa anh đào vào tháng 3/2024 tới đây.

Với tất cả những cống hiến cho thể thao nước nhà, Vũ Tiến Mạnh vinh dự trở thành một trong 35 gương mặt thanh niên tiêu biểu toàn quốc nhận Giải thưởng Tỏa sáng nghị lực Việt 2023.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem