Larkin với trái tim ngoài cơ thể.
Sau khi chờ đợi 17 tháng trời, Larkin cuối cùng cũng được ghép tạng. Em trai anh cũng phụ thuộc vào thiết bị tim nhân tạo có tên SynCardia, nhưng đã được cấy ghép sớm hơn.
Cả hai anh em Larkin bị mắc chứng cơ tim giãn. Người hoàn toàn khỏe mạnh có thể mắc bệnh này mà không có dấu hiệu báo trước. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các vận động viên đột quỵ.
Larkin (trái) và em trai tại buổi họp báo
Giáo sư Jonathan Haft, bác sĩ phẫu thuật tim cho Larkin cho biết cả hai đều trong tình trạng rất tồi tệ khi còn nằm trong khoa chăm sóc đặc biệt. Lúc đó cũng chưa tìm được nội tạng để ghép. Tuy nhiên, và cả hai đã thích nghi tối đa với trái tim nhân tạo.
Tim nhân tạo SynCardia có 2 khoang nằm trong cơ thể, cùng hai ống được nối ra ngoài với máy cấp không khí để đưa vào máu bơm đi khắp cơ thể. Máy có thể chạy bằng pin tối đa 3 giờ. Thay vì ở lại viện, Larkin đã đeo cỗ máy nặng 6kg trong ba lô và sinh hoạt bình thường. Anh thậm chí còn chơi bóng rổ.
Hai khoang tim được nối ra ngoài cơ thể
Tim nhân tạo có thể hoạt động tới 50 năm, nhưng bệnh nhân chỉ được phép sử dụng như một biện pháp hỗ trợ tối đa 2 năm, do rủi ro gây đông máu. Tính riêng nước Mỹ có tới hàng trăm nghìn người chờ đợi được ghép tạng, 22 người tử vong mỗi ngày. Với trường hợp của hai anh em Larkin, giáo sư Haft hy vọng sẽ phổ biến được thiết bị này vì chỉ 2 năm cũng là khoảng thời gian vàng đối với bệnh nhân, đặc biệt là các biến chứng nặng như giãn cơ.
Ở buổi họp báo sau đó, Larkin mô tả cảm xúc lẫn lộn khi được trở lại cuộc sống hoàn toàn bình thường. "Tôi rất biết ơn người đã hiến tạng. Hy vọng tôi có thể gặp họ vào một ngày nào đó", anh nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.