Sau khi một tờ báo thông tin về việc Bộ NNPTNT cho nhập chất cấm sử dụng trong chăn nuôi lợn, PV đã trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) để làm rõ hơn vấn đề này.
Ông Dương khẳng định:
Đây là thông tin hoàn toàn sai và thiếu cơ sở khoa học, pháp lý. Trên thực tế, nguyên liệu Gold Protein Peptide (SSI) đã được Bộ NNPTNT cho phép nhập vào VN làm thức ăn chăn nuôi (TACN) từ năm 2005 và đưa vào “Danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu TACN được nhập khẩu vào VN” năm 2006.
|
Bộ NNPTNT khó quản lý được thức ăn chăn nuôi bán đến từng hộ dân (ảnh minh họa). |
Thành phần chủ yếu của SSI là protein được thủy phân từ protein của đậu tương, trong thành phần hoàn toàn không có chất tạo nạc (Salbutamol và Clenbuterol). Việc Bộ NNPTNT cho phép nhập sản phẩm này là hợp pháp. Còn khi nhập vào VN, những sản phẩm này bị các cơ quan pháp luật phát hiện có chứa chất cấm lại là chuyện khác.
Trong khi dư luận đang đặc biệt quan tâm trước những động thái tích cực của Bộ NNPTNT trong việc kiểm tra, xử phạt các cá nhân, tổ chức buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thì lại có thông tin chính Bộ đã cho nhập chất cấm. Ông nghĩ như thế nào về điều này?
- Trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng như hiện nay, việc đưa ra những thông tin nhạy cảm như vậy cần phải hết sức thận trọng. Tôi khẳng định Bộ NNPTNT không cho nhập chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Việc đưa thông tin này là một sự việc đáng tiếc. Chúng tôi sẽ làm rõ thêm thông tin báo đăng và có ý kiến chính thức.
Đang chỉ đạo làm rõ
Trao đổi với NTNN, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng - người trực tiếp ký quyết định bản danh mục TACN (ngày 2.10.2006) cho biết: “Hiện tôi đã nắm được thông tin sự việc và đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm rõ vấn đề và sẽ có thông báo chính thức trước ngày 13.4”.
Bảo An
Nhưng rõ ràng các cơ quan chức năng đã phát hiện có chất tạo nạc trong SSI?
- TACN không có tội tình gì cả. Nói Bộ NNPTNT cho nhập khẩu chất cấm là sai, là đổ oan cho chúng tôi.
Việc phát hiện có chất SSI trong TACN là ở trong nước. Khi nhập vào VN, có thể không có các chất cấm trong SSI, nhưng trong quá trình gia công, chế biến họ lại trộn thêm một số chất cấm vào.
Chứ nếu phát hiện ngay từ cửa khẩu thì chúng tôi sẽ phối hợp với hải quan và các cơ quan có liên quan kiểm tra 100% các lô hàng.
Có một thực tế là, những sản phẩm thức ăn, nguyên liệu nằm trong danh mục cho phép nhập khẩu vào VN không cần phải xin giấy phép và kiểm tra chất lượng. Đây có phải là kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng làm bậy?
- Đúng là khi Bộ NNPTNT đã cho phép nhập thì không cần phải kiểm tra. Hiện chúng tôi cũng chưa phát hiện được tình trạng trên ở các cửa khẩu. Tuy nhiên, sắp tới sẽ phải làm rất chặt chẽ ở những khâu này. Từ ngày 1.7, khi Thông tư 66 về quản lý TACN của Bộ NNPTNT có hiệu lực, thì tất cả thức ăn, nguyên liệu dù có trong danh mục hoặc không có trong danh mục đều phải kiểm tra chất lượng trước khi nhập vào VN.
Việc cho nhập SSI đã được 7 năm, nhưng đến nay các cơ quan chức năng mới phát hiện được có chất cấm trong thành phần của nó. Liệu có phải do cơ quan quản lý nhà nước còn lơ là trong vấn đề kiểm tra “hậu nhập khẩu”, thưa ông?
- Chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra, không chỉ đối với SSI mà với các loại thức ăn, nguyên liệu khác nhưng không phát hiện ra. Thời gian này, khi tình trạng sử dụng chất cấm rộ lên việc kiểm tra đã được tăng cường ráo riết, chính vì vậy chúng ta mới phát hiện ra được vấn nạn này. Tuy nhiên, là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, chúng tôi cũng có trách nhiệm.
Hiện chúng tôi đang phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường để làm rõ vấn đề SSI có chất cấm trước khi nhập vào VN hay là vào VN mới được gia công thêm. Nếu phát hiện được có chất cấm trong SSI trước khi vào VN thì chúng tôi sẽ kiểm tra tất cả các lô hàng này.
Xin cảm ơn ông!
Hữu Thông (thực hiện)
Thiệt hại 2.000 tỷ đồng do chất cấm
Theo tính toán sơ bộ của Bộ NNPTNT, thiệt hại của ngành chăn nuôi do thông tin có chất cấm vào khoảng 2.000 tỷ đồng. Đây chỉ là người chăn nuôi chứ chưa kể các công ty TACN.
Liên quan đến việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngày 11.4, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm T.Ư đã có công văn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành triển khai một số biện pháp giải quyết vấn đề này. Cụ thể, các Sở NNPTNT cần phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát nguy cơ sử dụng chất Beta - agonist trong suốt quá trình chăn nuôi, đồng thời lấy mẫu nghi ngờ gửi cơ sở kiểm nghiệm tồn dư hóa chất Beta - agonist đã được chỉ định.
Phương Vy
Vui lòng nhập nội dung bình luận.