Không dàn trải và tới Trung Quốc như chuyến công du châu Á cũng dài ngày nhất trước đó của Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton, nhưng mục đích và trọng tâm cũng chẳng hề khác. Mỹ muốn tăng cường sự hiện diện về mọi phương diện ở khu vực này, không nhằm đối phó với bất cứ riêng ai mà chỉ nhằm để linh hoạt thực hiện lợi ích của Mỹ.
Các hợp đồng kinh tế thương mại trị giá 10 tỷ USD ký kết nhân dịp ông Obama thăm Ấn Độ và việc ông Obama tham dự Hội nghị cấp cao Nhóm G20 ở Hàn Quốc và APEC ở Nhật Bản đều là bằng chứng cho thấy ông Obama xem ra đã hiểu thông điệp và những bài học từ thất cử mới rồi là phải nhanh chóng cải thiện tình hình kinh tế và giảm thất nghiệp.
Không phải vô cớ mà ông Obama tuyên bố ở Ấn Độ là những hợp đồng được ký kết tạo thêm 50.000 chỗ làm việc mới ở Mỹ. Rồi ở G20 hay APEC cũng chẳng phải sẽ tập trung hàng đầu vào các vấn đề tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ đó hay sao.
Mọi chuyện liên quan đến chính trị, an ninh khu vực và thế giới đã được bà Clinton đề cập và xử lý trước đó rồi, như quan hệ với Trung Quốc, Pakistan, Australia và New Zealand, chống khủng bố và Afghanistan, biển Đông và vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Chuyện đối nội thường quyết định mọi cuộc bầu cử ở Mỹ và giờ ông Obama biết rằng phải khai thác triệt để đối ngoại hơn để phục vụ cho đối nội.
Triệu Anh Túc
Vui lòng nhập nội dung bình luận.