Châu Âu tuyên bố có "vũ khí hạt nhân tài chính" để chống lại Nga
Châu Âu tuyên bố có "vũ khí hạt nhân tài chính" để chống lại Nga
Huỳnh Dũng
Chủ nhật, ngày 27/02/2022 11:17 AM (GMT+7)
Hàng loạt các quốc gia như Mỹ, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Hungary bày tỏ sự ủng hộ đối với một biện pháp tài chính mà Vương quốc Anh đề xuất, đó là cấm Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT).
Trước mắt, các nước phương Tây vẫn chưa công bố kế hoạch loại bỏ các ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT). Được biết, SWIFT là hiệp hội doanh nghiệp độc lập có trụ sở tại Bỉ, hoạt động như một hệ thống nhắn tin nội bộ giữa hơn 11.000 ngân hàng và tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức này có một mạng nhắn tin được các ngân hàng sử dụng rộng rãi để gửi và nhận các lệnh chuyển tiền hoặc thông tin, được giám sát bởi các ngân hàng trung ương ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu.
Phía Washington đã không loại trừ việc ngăn chặn quyền truy cập của Nga vào hệ thống thanh toán quốc tế này. Tuy nhiên, một số nước châu Âu không ủng hộ đề xuất này. Lý do vì họ cho rằng, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng Nga mà còn khiến các chủ nợ châu Âu khó lấy lại tiền. Họ cũng lưu ý rằng, Nga đã và đang phát triển một hệ thống thanh toán thay thế khác.
Khi đề xuất này được đưa ra, nhiều quốc gia EU bao gồm Pháp, Hy Lạp,Tây Ban Nha và Hungary cho biết họ sẽ ủng hộ lệnh cấm Nga sử dụng mạng lưới thanh toán toàn cầu Swift, nhằm mục đích gây thêm áp lực cho nước này sau trận chiến xâm lược sự lịch sử trên đất Ukraine.
Như vậy, nếu việc Nga bị loại trừ SWIFT thành hiện thực thì có nghĩa là các ngân hàng Nga sẽ không thể giao tiếp an toàn với các ngân hàng bên ngoài biên giới của mình. Trước đó, Iran đã bị loại khỏi SWIFT vào năm 2014 sau những phát triển đối với chương trình hạt nhân của Tehran. Phía Cyprus và Hungary cũng cho biết họ sẽ ủng hộ một biện pháp pháp lý trừng phạt như vậy.
Cũng vào hôm qua 26/2, ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian tuyên bố rằng ông đã ủng hộ việc loại bỏ Nga ra khỏi Swift. Viết trên Twitter, ông cũng nói rằng Pháp đã sẵn sàng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine để tiếp tục chèo chống cuộc chinh chiến.
Riêng Hy Lạp cho biết họ sẽ ủng hộ mọi đường lối của EU về các biện pháp chống lại Nga. Một quan chức chính phủ cấp cao nói với trang Reuters rằng: "Hy Lạp sẽ ủng hộ đường lối của EU về các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả đối với Swift". Kyriakos Mitsotakis, thủ tướng Hy Lạp cũng đã gọi cho Zelenskiy và nói rằng nước này ủng hộ các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất của EU và sẵn sàng hỗ trợ cho Ukraine.
Trong đó đó, chính phủ Tây Ban Nha cho biết họ ủng hộ việc loại bỏ Nga khỏi hệ thống Swift. Cụ thể, ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel] Albares phát biểu sau hội đồng đối ngoại EU rằng, Tây Ban Nha ủng hộ việc xuất cấm Nga từ cơ chế trao đổi dữ liệu tới các giao dịch tài chính trong hệ thống Swift.
Phát biểu trong tuyên bố mới nhất, Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán cho biết: "Hungary ủng hộ tất cả các lệnh trừng phạt, vì vậy chúng tôi sẽ không phản đối gì cả, vì vậy những gì mà các thủ tướng của Liên minh châu Âu cùng đồng ý là chúng tôi chấp nhận nó và chúng tôi ủng hộ điều đó". Ông nói thêm: "Đây là thời điểm để đoàn kết, đó là một cuộc chiến toàn diện".
Hiện tại, Giám đốc hệ thống của một ngân hàng trung ương trong khu vực đồng euro cho biết hôm qua 26/1 rằng, quyết định chính thức về việc loại Nga khỏi hệ thống Swift sẽ được đưa ra trong vài ngày tới, mọi thứ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Phía đại diện Hiệp hội SWIFTcho biết trong một tuyên bố: "Bất kỳ quyết định nào về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia hoặc tổ chức cá nhân chỉ thuộc về các cơ quan chính phủ có thẩm quyền và các nhà lập pháp hiện hành; Được hợp nhất theo luật của Bỉ, nghĩa vụ của chúng tôi là tuân thủ các quy định liên quan của EU và Bỉ".
Quan trọng hơn, có ba quan chức châu Âu giấu tên cho biết Ý và Đức là một trong những quốc gia cho đến nay vẫn phản đối động thái này. Bởi cả hai nước đều có quan hệ thương mại chặt chẽ với Nga, trong đó Đức đặc biệt phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Annalena Baerbock cho biết hôm qua rằng, bà không tin rằng lệnh cấm kiểu này là hành động tốt nhất và khẳng định rằng, lệnh cấm "mạnh tay" này chỉ nên được sử dụng như một biện pháp cuối cùng, nếu mọi thứ không được giải quyết.
"Tính khẩn cấp và đồng thuận là ưu tiên hàng đầu vào lúc này", một nhà ngoại giao EU cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng trong giai đoạn này, điều đó có nghĩa là không nên có động thái nào đối với SWIFT, bởi vì làm như vậy sẽ gây ra những hậu quả trên phạm vi rộng, cũng như ở châu Âu.
Trước mắt, quyết định cần có sự nhất trí giữa 27 quốc gia cho nên phía EU thông báo họ sẽ đánh giá hậu quả của việc cắt Nga khỏi SWIFT trước khi quyết định có sử dụng "vũ khí tài chính khắc nghiệt" này hay không. Trong khi đó, các nhà phân tích cho biết các thể chế của Nga đã có khả năng đối phó với các lệnh trừng phạt tốt hơn trước, mặc dù điều đó không có nghĩa là họ sẽ không bị tổn thương.
Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu chưa quyết định cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT như một phần của lệnh trừng phạt của họ đối với Moscow vì xâm lược Ukraine, nhưng có thể xem xét lại vấn đề đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết.
Khi được hỏi tại sao bước đó không được thực hiện ngay lập tức, Biden nói với các phóng viên rằng, các biện pháp trừng phạt áp đặt cắt Nga khỏi SWIFT để lại tác động lớn và một số nước ở Châu Âu đã không đồng ý thực hiện bước bổ sung vào thời điểm này. "Nhưng nó luôn luôn là một lựa chọn nếu cần", Biden nói. "Nhưng hiện tại, đó không phải là cách duy nhất mà châu Âu có thể làm ngay lúc này".
Viện Tài chính Quốc tế cũng thông tin thêm rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đối với Nga sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế và người dân Nga và có thể gây ra suy thoái tài chính, kinh tế nghiêm trọng.
Một quan chức giấu tên của Mỹ chia sẽ khi được hỏi liệu Mỹ có bất kỳ dấu hiệu nào nếu Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ hỗ trợ tài chính cho Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt này hay không thì quan chức này cho biết: "Trung Quốc không đến để giải cứu". "Trung Quốc thực sự đang hạn chế một số ngân hàng của họ cung cấp tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua năng lượng từ Nga, điều này cho thấy giống như mô hình trong nhiều năm qua, Trung Quốc có xu hướng tôn trọng các lệnh trừng phạt của Mỹ", quan chức này nói.
Trong khi đó, Charlie Steele, cựu cố vấn cho Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của EU cho biết, chỉ riêng về kinh tế thôi đã hiếm khi thành công trong việc thuyết phục các quốc gia bất hảo thay đổi hướng đi. Ông nói: "Nga đã tham gia rất nhiều vào nền kinh tế thế giới, và chúng ta sẽ phải xem sức mạnh kinh tế của Mỹ, EU, nơi đưa ra các lệnh trừng phạt sẽ bị ảnh hưởng thế nào, hiệu quả của cú trừng phạt này sẽ ra sao và cà mức độ mà Nga có thể chịu đựng".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.