Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bộ GDĐT cho biết, tính đến năm học 2020-2021, tổng số nhà giáo trong cả nước là 1.402.469 người. Trong đó, nhà giáo các cấp học mầm non, phổ thông, đại học là 1.318.510 (biên chế 1059.729, hợp đồng 48.662, ngoài công lập 123.996). Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có 1.190.443 nhà giáo (công lập 1.108.391, ngoài công lập 82.052; biên chế 1.059.729, hợp đồng trong các trường công lập 48.662). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 83.959 nhà giáo (37.235 nhà giáo trong các trường cao đẳng, 13.295 nhà giáo trong các trường trung cấp, 23.086 nhà giáo trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và có gần 10.343 nhà giáo thuộc các cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
Trong báo cáo tổng kết thi hành pháp luật liên quan đến đề nghị xây dựng Luật nhà giáo trình Chính phủ, Bộ GDĐT đã chỉ ra thực trạng về chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp theo lương đối với nhà giáo.
Theo Bộ GDĐT, chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp theo lương đối với nhà giáo hiện nay đã tương đối đầy đủ, đảm bảo cơ bản về đời sống của nhà giáo. Ngoài chế độ tiền lương, nhà giáo còn được hưởng phụ cấp nghề và phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, cũng có những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ, cụ thể là 9 vấn đề dưới đây.
Thứ nhất: Thang bảng lương của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay chưa phản ánh đúng theo tinh thần của Nghị quyết trung ương II khóa VIII và Nghị quyết số 29-NQ/TW, lương của nhà giáo được ưu tiên xếp hạng cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuy theo tính chất công việc, theo vùng. Việc áp dụng hệ thống thang bảng lương hiện hành chưa theo vị trí việc làm và tính chất, mức độ phức tạp của công việc (chẳng hạn giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học ở cùng một hạng có chung một bảng lương), trong khi mức lương cơ sở còn thấp so với lương tối thiểu. Do đó, bộ phận giáo viên trẻ có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng, trong khi phải tham gia đào tạo ít nhất 3 năm. Khoảng cách giữa các bậc lương còn thấp (0,20; 0,31;0,33…) nên việc tăng lương chưa cải thiện nhiều thu nhập của giáo viên.
Thứ hai: Hệ thống chính sách còn tản mạn, một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho nhà giáo tại địa phương gặp nhiều khó khăn (chẳng hạn việc phân định vùng núi, vùng cao; chế độ chính sách đối với trường liên cấp, phụ cấp cán bộ quản lý theo hạng trường…).
Thứ ba: Việc tham mưu ban hành các chính sách cho người dạy, người học ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn còn một số hạn chế, bất cập về đối tượng, định mức, thời gian hưởng, phương thức hỗ trọ… việc triển khai một số chính sách có lúc, có nơi chưa kịp thời, thiếu đồng bộ… Những hạn chế, khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển giáo dục và đào tạo của vùng.
Thứ tư: Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (mà đặc thù đối với ngành giáo dục là đa phần cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm, tăng cường từ nhà giáo ở các cơ sở giáo dục) chưa được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định. Việc này có ảnh hưởng lớn tới thu nhập hiện tại cũng như chế độ lương hưu của cán bộ quản lý giáo dục, dẫn tới khó khăn khi điều động, bổ nhiệm nhà giáo từ các cơ sở giáo dục lên phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.
Thứ năm: Dự kiến về chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/CP sẽ áp dụng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạc công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối tượng với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo (không có bảng lương riêng cho nhà giáo) đồng thời bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề giáo. Mặc dù mức lương cơ bản do Bộ Nội vụ đề xuất đã cao hơn rất nhiều mức lương cơ sở hiện tại nhưng lương nhà giáo cũng chưa thực sự được cải thiện, chưa được ưu tiên so với viên chức các ngành nghề khác.
Thứ sáu: Với mức phụ cấp ưu đãi chiểm không quá 30% tổng quỹ lương theo tinh thần Nghị quyết thì lương của nhà giáo chưa thực sự được cải thiện khi thực hiện chính sách tiền lương mới (thực tế chỉ tác động nhiều đến đối tượn giáo viên mới ra trường, có bảng lương thấp). Đối với những giáo viên có thâm niên công tác lâu năm sẽ không được tăng trong thực hiện chính sách tiền lương mới (thậm chí còn ít hơn mức lương đang hưởng.
Thứ bảy: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non chưa thật sự yên tâm công tác vì số học sinh không ổn định, lương của giáo viên, nhân viên thấp, chế độ đãi ngộ không có hoặc mức độ phụ thuộc vào chính sách của chủ trường. Nhiều địa phương còn khó khăn chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất, chế độ lương cho đội ngũ nên phần nào ảnh hưởng đến việc duy trì và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh.
Thứ tám: Mức phụ cấp theo Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT ngày 8/12/2002 của Bộ GDĐT hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập hiện nay đang có sự chênh lệch thấp hơn so với mức phụ cấp chức vụ tương đương ở một số Thông tư trong ngành Y tế như Thông tư số 23/2002/TT-BYT hướng dẫn việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế.
Thứ chín: Chưa có sự chỉ đạo quyết liệt để hoàn thiện chính sách tiền lương, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương đối với đội ngũ giáo viên công lập. Việc thu hút, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục còn vướng về cơ chế, chính sách.
Trong tờ tình dự thảo Luật Nhà giáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT cho biết, Luật Nhà giáo sẽ nâng cao vị thế, vai trò nhà giáo, tạo hành lang pháp lý và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích nhà giáo.
Dự kiến dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2024).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.