Chế độ quân chủ ở Nepal đã kết thúc vào năm 2008 như thế nào?

S.T Chủ nhật, ngày 19/03/2023 20:30 PM (GMT+7)
Chế độ quân chủ Nepal rơi vào khủng hoảng sau vụ thảm sát hoàng gia năm 2001, trong đó Thái tử Dipendra đã bắn chết mười người, gồm vua cha Birendra.
Bình luận 0

Vương quốc Nepal, cũng gọi là Vương quốc Gorkha hay Asal Hindustan (Miền đất thực sự của đạo Hindu), là một vương quốc Hindu trên tiểu lục địa Ấn Độ, được hình thành vào năm 1768 bởi sự thống nhất Nepal.

Được thành lập bởi vua Prithvi Narayan Shah, một người có gốc Rajput từ Ấn Độ, vương quốc này tồn tại trong 240 năm cho đến khi bãi bỏ chế độ quân chủ Nepal vào năm 2008. Trong thời kỳ này, đất nước Nepal chính thức nằm dưới sự cai trị của vương triều Shah với các mức độ quyền lực khác nhau tùy từng giai đoạn lịch sử của vương quốc.

Chế độ quân chủ ở Nepal đã kết thúc vào năm 2008 như thế nào? - Ảnh 1.

Ngược dòng lịch sử, sau cuộc xâm lược Tây Tạng và cướp bóc Digarcha, được thực hiện bởi các lực lượng Nepal dưới thời Hoàng tử Bahadur Shah vào năm 1792, Dalai Lama và cộng đồng người Ambans có liên hệ mật thiết với Trung Hoa đã cầu cứu người Trung Hoa. Các lực lượng Trung Hoa và Tây Tạng đã tấn công Nepal nhưng phải đi đến đàm phán sau thất bại tại trận Nuwakot.

Tuy nhiên, vương quốc Nepal không phải bất khả xâm phạm. Đến đầu thế kỷ 19, việc mở rộng sự cai trị của Công ty Đông Ấn ở Ấn Độ đã dẫn đến Chiến tranh Anh-Nepal (1814-1816), và người Anh đã khuất phục được Nepal.

Theo Hiệp ước Sugauli, vương quốc Nepal giữ được độc lập, nhưng phải nhượng bộ lãnh thổ phía Tây cho Công ty Đông Ấn của Anh. Đến năm 1855, quân Nepal do  Jung Bahadur Rana phái đi đã đánh bại các lực lượng Tây Tạng để buộc người Tây Tạng ký hiệp ước ủng hộ Nepal.

Sự bất ổn chính trị sau chiến tranh dẫn đến sự lên nắm quyền của nhà Rana, bắt đầu với Jung Bahadur. Các vua Shak trở thành bù nhìn và giữ vai trò  Thủ tướng trong chính quyền cha truyền con nối của nhà R từ 1843 đến 1951.  Ách cai trị của nhà Rana được ghi dấu bởi sự chuyên chế, thể hiện qua chính sách kinh tế hà khắc và đàn áp tôn giáo mạnh tay.

Vào tháng 7/1950, nước cộng hòa mới độc lập của Ấn Độ đã ký một hiệp ước hữu nghị với Nepal, trong đó cả hai quốc gia đồng ý tôn trọng chủ quyền của nhau. Vào tháng 11 cùng năm, Ấn Độ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vua Tribhuhvan nên nắm quyền ở Nepal sau một cuộc tranh chấp trong nội bộ vương triều. Với sự hỗ trợ của Ấn Độ cho một chính phủ mới bao gồm phần lớn thành viên là đảng viên đảng Quốc đại Nepal, vua Tribhuvan đã chấm dứt sự cai trị của nhà Rana vào năm 1951.

Những nỗ lực thực hiện cải cách Hiến pháp trong những năm 1960 và 1970 đã không thành công. Một cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 1980 đã dẫn đến phong trào đấu tranh sâu rộng, với kết quả là tổ chức bầu cử Quốc hội và thông qua chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1990.

Những năm 1990 chứng kiến bùng nổ của Nội chiến Nepal (1996 – 2006), một cuộc xung đột giữa quân chính phủ và các lực lượng nổi dậy của Đảng Cộng sản Nepal (Maoist).

Tình hình của chế độ quân chủ Nepal còn bất ổn hơn nữa sau vụ thảm sát hoàng gia Nepal năm 2001, trong đó Thái tử Dipendra đã bắn chết mười người, gồm vua cha Birendra, và bị thương nặng khi tự sát.

Sau vụ thảm sát, Gyanendra – thành viên hoàng tộc có tiếng nói nhất còn sống – lên làm vua. Việc ông kiếm soát Quốc hội, áp đặt sự cai trị trực tiếp vào năm 2005 đã kích động một phong trào phản kháng đồng loạt thống của lực lượng Maoist và các nhà hoạt động dân chủ. Cuối cùng, Gyanendra đã bị buộc phải khôi phục quyền lực Quốc hội, và vào năm 2007 đã thông qua một hiến pháp tạm thời, hạn chế rất nhiều quyền lực của chế độ quân chủ Nepal.

Sau một cuộc bầu cử được tổ chức vào năm sau, Quốc hội lập hiến Nepal đã chính thức bãi bỏ chế độ quân chủ trong phiên họp đầu tiên vào ngày 28/5/2008, tuyên bố Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal thay thế.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem