Chen nhau xem "anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh giặc Thanh"

Hồng Phú Thứ hai, ngày 23/02/2015 12:36 PM (GMT+7)
Sáng nay (23.2, tức mùng 5 Tết), TP.Hà Nội long trọng tổ chức Lễ hội Gò Đống Đa, kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, đánh tan 29 vạn quân Thanh, cũng là ngày người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.
Bình luận 0
Đây là một trong những chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất trong lịch dân tộc, luôn được tái hiện tưng bừng trong những năm qua.

Vào đúng ngày này cách đây vừa tròn 226 năm, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, trên mảnh đất lịch sử thiêng liêng này, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ (Hoàng đế Quang Trung) đã tiến công thần tốc, bất ngờ vào thành Thăng Long (mà đỉnh cao là chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, đúng vào mùng 5 Tết).

Chính vì vậy, Hội gò Đống Đa được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết hàng năm để tưởng nhớ chiến công của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược.

Đặc biệt, năm nay Gò Đống Đa đã được cải tạo khang trang, có nhà thờ Hoàng đế Quang Trung, 2 tấm bia đá lớn, tái hiện lại trận thắng lịch sử trước quân xâm lược.

Ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân đã tề tịu về đây để chứng kiến cảnh tái hiện trận “Rồng lửa”, làm lễ trước bài vị của Hoàng đế Quang Trung và các binh sĩ tử trận trong trận chiến Ngọc Hồi-Đống Đa năm xưa.

Điểm nhấn của lễ hội này chính là tái hiện chiến thắng của Hoàng đế Quang Trung trên sân khấu. Dù được sân khấu hoá, nhưng người dân khắp nơi vẫn cảm nhận được sự thiêng liêng, xúc động cũng như ý nghĩa lớn lao của chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789.

Chùm ảnh phóng viên ghi nhận tại lễ hội:

img

img

img
Sáng mùng 5 Tết Ất Mùi 2015, hàng nghìn người dân đã không quản thời tiết nắng nóng tới dự Hội gò Đống Đa. Năm nay, Gò Đống Đa đã được nâng cấp thành Công viên văn hóa - Gò Đống Đa, với rất nhiều hạng mục hoành tráng, khang trang.

img

img
Tái hiện lại cảnh trận “Rồng lửa” do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam đảm nhận. Hoàng đế Quang Trung và Công chúa Ngọc Hân không phải là thật, nhưng người dân vẫn chen nhau xin chụp ảnh.

img
Các nghệ sĩ cho biết, họ rất tự hào khi được chọn đóng các nhân vật lịch sử của dân tộc.

img
Đặc biệt, sân khấu tái hiện lại bối cảnh dẫn đến chiến thắng lịch sử năm Kỷ Dậu 1789, sau khi giặc Thanh chiếm thành Thăng Long và tàn sát dân lành. Hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ xuất hiện bên cạnh đoàn quân Tây Sơn.

img
Hình ảnh quân Thanh cầm đầu là tướng Sầm Nghi Đống hung hăng sang xâm chiếm đất nước ta.

img
Hình ảnh chúng cướp bóc, giết những người dân vô tội.

img
Ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, bất ngờ đánh chiếm Ngọc Hồi, giải phóng thành Thăng Long. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống khi đó phải tự vẫn tại núi Ốc, gần Chùa Bộc (Hà Nội) hiện nay.

img
Gần 30 vạn quân Thanh đã bị đánh tan bởi đoàn quân áo vải... Người dân phấn khích “Thắng rồi!”.

img
Thành Thăng Long sạch bóng ngoại xâm, trở lại không khí mùa xuân thái bình. Sân khấu tái hiện chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa kết thúc bằng hình ảnh Hoàng đế Quang Trung chiến thắng trở về, đem theo một cành đào tặng Công chúa Ngọc Hân.

img
Sau màn hội, người dân bắt đầu làm lễ trước tượng đài và nhà thờ Hoàng đế Quang Trung.

img
Bên trong nhà thờ Hoàng đế Quang Trung, người dân khấn vái, xin lộc.

img
Người dân chen nhau, lách qua những cánh cửa hẹp để vào bên trong.

img
Quang cảnh bên ngoài nhà thờ Hoàng đế Quang Trung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem