Chỉ một doanh nghiệp "lo" sẽ khó thắng được các cuộc điều tra phòng vệ thương mại

An Linh Thứ ba, ngày 19/12/2023 13:30 PM (GMT+7)
Theo ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng, Cục Phòng vệ Thương mại để đối phó và sống tốt trước các vụ kiện phòng vệ thương mại đang gia tăng nhanh chóng trong môi trường thương mại toàn cầu, cần sự hợp tác của Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội.
Bình luận 0

Theo Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, trước khi muốn tham gia vào các thị trường xuất khẩu, thắng các vụ kiện của nước ngoài, bảo vệ sản phẩm trong nước và chính mình doanh nghiệp cần phải xác định khâu nào có thể phát sinh điều tra PVTM và làm thế nào để loại trừ?

Ông Trung cho rằng, phòng vệ thương mại là hoạt động thường xuyên của thương mại quốc tế, chúng ta phải hạn chế rủi ro, giảm thiểu tác động tiêu cực, giảm thiểu tác động đến ngành, doanh nghiệp là điều cần hướng tới.

Chỉ một doanh nghiệp "lo" sẽ khó thắng được các cuộc điều tra phòng vệ thương mại - Ảnh 1.

Mặt hàng mật ong của Việt Nam cũng đang chịu nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (Ảnh: Bộ Công Thương).

"Có nhiều việc như nắm vững quy định PVTM, có thể hạn chế tâm lý e ngại, cung cấp thông tin cho họ, chứng tỏ cáo buộc nguyên đơn là không chính xác", ông Trung nói.

Theo các chuyên gia về PVTM, việc chủ động thông tin là cơ hội để doanh nghiệp chứng minh, cần doanh nghiệp tham gia tích cực, cung cấp thông tin, đưa ra lập luận với nguyên đơn. Công tác quản trị, lưu trữ, sử dụng công nghệ thông tin, chứng cứ, phản biện có tính thuyết phục có căn cứ, dẫn chứng, số liệu, ủng hộ cho ý kiến của chúng ta. Đó là điều DN có thể làm.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá, tránh "bỏ trứng vào một giỏ" (xuất khẩu tập trung vào một thị trường nhất định). Điều này tương đối khó, bởi trên thế giới có một vài thị trường có dung lượng lớn, quan trọng nhất đối với DN. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải xác định, thị trường nào càng lớn, kim ngạch cao, tăng nhanh thì tương đương với nguy cơ kiện PVTM tăng nhanh.

Nếu xác định vào thị trường lớn, cần phải có kế hoạch, phải làm thế nào để nếu có sự cố xảy ra thì không phá sản, dừng lại tất cả.

Về phía cơ quan Nhà nước, cần dự báo hàng nào, thị trường nào trong tương lai gần có thể bị rủi ro PVTM cao hơn. Cung cấp thông tin cảnh báo sớm, để trước khi sự việc xảy đến, quy trình như thế nào...

Theo đại diện Cục PVTM: Là đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp, Cục PVTM sẽ trao đổi song phương để đảm bảo điều tra công bằng, khách quan, minh bạch đúng điều ước quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích của DN Việt.

Từ 2015, Hoa Kỳ đã ban hành một đạo luật mới về thực thi thương mại, theo đó giao thẩm quyền cho cơ quan Hải quan Hoa Kỳ để đẩy mạnh điều tra gian lận thương mại, gian lận xuất xứ. Trên cơ sở đó họ đã rất tích cực điều tra các hành vi chuyển tải bất hợp pháp.

Đối với Việt Nam cũng có khoảng 1 vài vụ việc liên quan đến một vài doanh nghiệp cá biệt bị điều tra. Họ điều tra doanh nghiệp cá biệt chứ không đánh giá cả ngành sản xuất. Đây là hoạt động thông thường ở cá nước và vẫn đang diễn ra. Trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi giá trị gia tăng, dịch chuyển thương mại toàn cầu, có một vài trường hợp cá biệt liên quan và rất nhiều quốc gia khác có vụ việc điều tra như vậy.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem