Ngành tôm cần làm gì để thắng kiện Phòng vệ Thương mại của Hoa Kỳ?
Ngành tôm cần làm gì để thắng kiện Phòng vệ Thương mại của Hoa Kỳ?
An Linh
Thứ hai, ngày 18/12/2023 11:00 AM (GMT+7)
Ví dụ như vụ kiện tôm đang diễn ra, Hoa Kỳ đang khởi xướng điều tra tại 40 chương trình, đối tác sẽ hỏi cả doanh nghiệp và Chính phủ. Các câu hỏi sẽ cần câu trả lời thống nhất và chủ động về các nghiệp vụ kế toán.
Tại Tọa đàm "Các giải pháp hạn chế điều tra Phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam" do Báo điện tử Dân Việt tổ chức mới đây, đại diện Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương đã thông tin về vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan đến tôm của Việt Nam tại Mỹ.
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Hằng Nga, Phó trưởng phòng, Phòng Xử lý phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, xung quanh vụ việc Cục PVTM đã sớm có cảnh báo.
Đầu tiên Cục Phòng vệ thương mại đã ban hành danh mục cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, công bố cho các doanh nghiệp, Hiệp hội và các Ủy ban nhân dân các Bộ, ngành liên quan để cùng phối hợp với doanh nghiệp, theo dõi.
"Khi nhận được những danh sách này thì doanh nghiệp đầu tiên nên rà soát xem là trong danh mục đấy có phải là những mặt hàng doanh nghiệp đã xuất khẩu hay không? Những thị trường mà mình đang xuất đấy có phải là những thị trường bị điều tra nhiều hay không?", bà Nga cho hay.
Theo đại diện Cục PVTM, khi doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước đó là tốt doanh nghiệp, lúc xảy ra doanh nghiệp sẽ không bị lúng túng. Thứ hai là doanh nghiệp có thể nghe ngóng từ nhiều nguồn, từ chính các nhà nhập khẩu của mình. Các nhà nhập khẩu được chính quốc gia khởi động điều tra để họ có thể nghe được thông tin về việc có thêm một vụ việc xét xử diễn ra đấy. Hay là những thông tin từ các văn phòng luật sư hay từ chính các cơ quan phòng vệ thương mại từ Hiệp hội…
"Đây là thông tin quan trọng bởi sẽ giúp các vụ việc sắp sửa diễn ra có được những quan trọng để đối phó với các vụ kiện PVTM. Sự chuẩn bị này sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian chuẩn bị khi doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị nhiều hơn, tốt hơn về cả nguồn lực, kiến thức quy định pháp luật của nước sở tại. Tôi lấy ví dụ, vụ việc kiệm tôm của Mỹ chẳng hạn, vụ việc Bộ Thương mại khởi kiện tôm của Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã nghe được thông tin về vụ việc này từ chính các văn phòng Luật sư đã phối hợp với chúng tôi ở các vụ kiện PVTM trước", bà Nga nói.
Về phía cơ quan quản lý, đại diện Cục PVTM cho rằng: "Chúng tôi đã trao đổi ngay với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) biết thông tin, dù sao cũng kéo dài được thời gian để chuẩn bị. Khi vụ việc xảy ra thì sẽ thế nào? Những cơ chế phối hợp cần như thế nào là cần phải cả doanh nghiệp, hiệp hội thậm chí cả Chính phủ sẽ cùng tham gia trả lời các bản thu hoạch điều tra của phía Hoa Kỳ, quá trình điều tra của cơ quan điều tra nước ngoài các báo cáo phải khớp nhau".
Bà này cho rằng, vụ kiện đối với tôm đang diễn ra, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tại 40 chương trình, vậy bản câu hỏi đấy sẽ hỏi cả doanh nghiệp và Chính phủ. Về mặt Chính phủ, cơ quan điều tra nước ngoài sẽ hỏi về chương trình chính sách, cách mô tả về chương trình này thế nào? thực thi ra sao? Đối với doanh nghiệp, họ sẽ hỏi lợi ích nhận được là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi tổng thể như vậy sẽ cần sự phối hợp của cả Chính phủ và doanh nghiệp thì khi doanh nghiệp nhận được những chương trình gì hay không cách?
"Các bảng câu hỏi của doanh nghiệp cần có sự trao đổi thường xuyên liên tục giữa Chính phủ để sao cho bản trả lời đến họ thống nhất các nội dung. Bởi vì nếu có sự mâu thuẫn trong trả lời của các doanh nghiệp thì bên cơ quan điều tra họ có thể cho rằng mình đang bị che giấu thông tin hoặc là các thông tin này hoặc họ có thể đưa ra thông tin Chính phủ và doanh nghiệp không hợp tác, đây là một việc mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và Chính phủ và cả các hiệp hội nữa trong giai đoạn này", bà Nga cho hay.
Theo đại diện Cục PVTM: "Ở vai trò doanh nghiệp, hiệp hội, trước các vụ kiện, cần tập hợp họp thường xuyên với nhau và cử ra một đầu mối để thường xuyên liên lạc của Chính phủ, thiết lập một kênh trao đổi thông xuyên suốt. Ví dụ như có thể thiết lập phát hiện nhóm zalo, viber hoặc email thực hiện để trao đổi thông tin xuyên suốt, không để lỡ thông tin nào cả. Ngoài ra đối với các vụ việc trợ cấp, chống bán phá giá sao thì sao?".
Bà Nga cho rằng, khác với điều tra trợ cấp, thuế, điều tra chống bán phá giá phải trả lời câu hỏi, nếu có vấn đề phát sinh, hay là kết luận của cơ quan điều tra hoặc đưa ra số liệu sơ bộ hay quá trình điều tra với nhiều bất lợi, doanh nghiệp cũng có thể liên hệ với Cục Phòng vệ thương mại để chúng tôi ngay lập tức sẽ có những phản hồi, gửi bình luận gửi cho cơ quan điều tra nước ngoài.
"Thậm chí chúng tôi có thể sang bên cơ quan điều tra nước ngoài để tham vấn và trao đổi vận động họ có những ưu tiên hơn cho doanh nghiệp Việt Nam hoặc là điều tra một cách công bằng, minh bạch hơn và kết luận cuối cùng việc có lợi nhất cho doanh nghiệp của Việt Nam. Trong vụ việc gần đây, ví dụ như Mexico điều tra với thép Việt Nam, chúng tôi ngay lập tức có đoàn sang Mexico, để họ đưa ra kết luận về thị trường đặc biệt", bà Nga nói.
Bà Nga nhấn mạnh: Đối với vụ việc có kết luận điều tra rồi, việc phối hợp giữa Cục PVTM và Hiệp hội, doanh nghiệp vẫn là rất quan trọng, nếu doanh nghiệp thấy kết luận điều tra về doanh nghiệp vi phạm về quy tắc quy định của WTO, Cục PVTM có thể sẵn sàng trao đổi với nước điều tra để có thể khởi kiện lại ra WTO, cho đến nay chúng ta đã tiến hành khởi kiện ra WTO rồi và 4/5 vụ việc ấy liên quan đến cá tra, tôm. Chúng ta có kết luận có lợi, giúp doanh nghiệp lớn của tôm, cá thoát khỏi việc áp thuế. Việc áp thuế cuối cùng có thể sẽ là tốt nhất.
Đối với vấn đề liên quan đến nhiều doanh nghiệp là yêu cầu các nước công nhận nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường. Việc này nó ảnh hưởng đến tất cả các ngành sản xuất của Việt Nam không chỉ thủy sản mà các doanh nghiệp khác.
"Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm theo dõi, phối hợp cùng Cục Phòng vệ thương mại, với Bộ Công Thương và Chính phủ Việt Nam để ủng hộ Chính phủ Việt Nam trong những công việc chung này vì nó không phải là công việc của riêng ai nhưng lợi ích của nó cho tất cả các ngành nghề xuất khẩu của Việt Nam. Cho nên chúng tôi cũng đề xuất là các doanh nghiệp Hiệp hội luôn quan tâm và lắng nghe theo dõi diễn biến của các vấn đề liên quan đến phát hiện Phòng vệ thương mại để có sự phối hợp với cả Cục PVTM và Bộ Công Thương một cách tốt nhất và thường xuyên nhất", bà Nga cho hay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.