Chỉ nghe nhạc cũng có tiền: Nhiều người sập bẫy việc làm online, chuyên gia "bóc trần" thủ đoạn

Khải Phạm Thứ tư, ngày 22/03/2023 07:48 AM (GMT+7)
Đúng nghĩa việc nhẹ lương cao, người dùng chỉ cần nghe nhạc cũng có thể kiếm tiền, đây là thủ đoạn lừa đảo mới ở Việt Nam.
Bình luận 0

Thời buổi công nghệ phủ sóng như hiện nay, rất nhiều hình thức lừa đảo mà các đối tượng hướng đến những người "nhẹ dạ, cả tin". Đặc biệt, chỉ vài thao tác trên điện thoại thông minh, những con mồi dễ dàng sập bẫy đối tượng đã giăng ra.

"Việc nhẹ lương cao để lùa gà"

Chị Quyên Hà, Hà Nội kể lại với PV Dân Việt sau khi bị lừa hơn 10 triệu đồng vì tìm kiếm việc làm online.

"Ban đầu, tổng đài gọi điện cho tôi và nắm bắt được tâm lý đang ở nhà nuôi con nhỏ nhiều thời gian rảnh và không có việc làm. Sau đó, tôi cũng thử làm theo hướng dẫn và nhận được tiền hoa hồng, ham quá cuối cùng mất số tiền lớn không dám kể với chồng", chị Hà chia sẻ.

Chị Hà là một trong số rất nhiều nạn nhân dính bẫy chiêu trò lừa đảo của các đối tượng trên mạng xã hội bằng thủ đoạn tạo công việc online. Rất nhiều người còn mất cả trăm triệu đồng khi tham gia vào các nhóm kiếm tiền tại nhà chỉ với việc nghe nhạc, like hay chia sẻ các bài đăng trên mạng xã hội.

img
img
img
img

Người tham gia được hướng dẫn để làm nhiệm vụ. Ảnh Khải Phạm.

Lần theo đường dây, phóng viên Dân Việt đã trực tiếp tham gia vào ổ nhóm kiếm tiền online của các đối tượng.

Theo đó, PV được một tài khoản Zalo kết bạn và hướng dẫn một số bước cơ bản để người dùng có niềm tin vào việc kiếm tiền này. Sau đó, tài khoản Zalo này giới thiệu PV sang một người sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn mọi nhiệm vụ, người đó phụ trách chính mỗi người tham gia trên ứng dụng Telegram.

Người hướng dẫn này sẽ hỏi tên tuổi, địa chỉ và công việc hiện tại của người tham gia kiếm tiền. Sau đó, hướng dẫn người tham gia qua một group Telegram để làm nhiệm vụ cùng những người chơi khác.

Cụ thể, người tham gia chỉ cần nghe nhạc và thả tim với những link bài hát được gửi trên nền tảng Zing MP3. Mỗi lượt nghe, thích thành công, người tham gia sẽ chụp lại màn hình và gửi lại cho người hướng dẫn, sau 2 nhiệm vụ sẽ được cộng 20.000 VNĐ vào tải khoản ngân hàng. Nhiệm vụ diễn ra mỗi 15 phút/lần và sau 30 phút, PV đã hoàn thành 2 nhiệm vụ để được nhận hoa hồng. 

Tuy nhiên, kể từ đây chuyện hay mới chính thức bắt đầu.

Sau khi nhận tổng cộng 50.000 NVĐ cho những nhiệm vụ nghe nhạc đã hoàn thành, người tham gia sẽ được hướng dẫn qua những nhiệm vụ khác với tên gọi "lên Vip". Nhiệm vụ ở đây cũng khác hoàn toàn công việc trước đó mà PV đã từng kiếm được tiền.

Cụ thể, PV được hướng dẫn ấn vào đường link sản phẩm trên sàn thương mại Tiki để hiển thị lượt xem và chụp ảnh gửi cho người hướng dẫn để xác nhận nhiệm vụ. Người này sẽ gửi cho người tham gia một tài khoản ngân hàng với số tiền ban đầu 35.000 VNĐ để nhận lại 25% hoa hồng. Số tiền chuyển của người tham gia càng nhiều, hoa hồng càng lớn.

Chỉ nghe nhạc cũng có tiền: Nhiều người sập bẫy, chuyên gia phân tích - Ảnh 2.

Muốn làm nhiệm vụ Vip, người chơi phải chuyển lại tiền cho các đối tượng. Ảnh Khải Phạm.

Đến đây, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng đã lộ diện hoàn toàn khi người tham gia phải chuyển tiền. Trong thời gian đầu, các đối tượng vẫn tạo lòng tin bằng việc trả đầy đủ hoa hồng, nhưng sau đó khi số tiền chúng nhận được càng lớn, người chơi sẽ không thể liên lạc được.

Thực tế, đến thời điểm này sau khoảng 2 tuần tham gia, PV quay lại tìm tài khoản hướng dẫn trên Zalo và Telegram đã bị xóa, còn nhóm tham gia nhiệm vụ để "lùa gà" vẫn còn với số lượng người tham gia cực lớn.

Chuyên gia đưa ra lời khuyên

Thủ đoạn lừa đào tìm kiếm việc làm online tại nhà đã quá phổ biến hiện nay, tuy nhiên vẫn rất nhiều người tin và dính bẫy các đối tượng. Với những lời hứa hẹn "việc nhẹ lương cao" và chuyển khoản hoa hồng những lần đầu sòng phẳng và tiền đề để người tham gia đặt hết lòng tin vào những đối tượng lừa đảo.

Chỉ nghe nhạc cũng có tiền: Nhiều người sập bẫy, chuyên gia phân tích - Ảnh 3.

Các chuyên gia đưa ra nhiều cảnh báo với người dân về thủ đoạn lừa đảo kiếm tiền online. Ảnh Khải Phạm.

Theo chuyên viên an ninh mạng, làm việc tại Trung tâm Giám sát An toàn Không mạng quốc gia (NCSC, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) - Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC): "Các hình thức lừa đảo qua không gian mạng với thủ đoạn kiếm tiền online hiện nay đang nở rộ. Các đối tượng lừa đảo hướng đến là những "bà mẹ bỉm sữa", học sinh - sinh viên hay những người trung niên ở các vùng nông thôn mới tiếp cận với internet. 

Thủ đoạn của các đối tượng này rất tinh vi, hoạt động theo hội nhóm trên Zalo, Telegram... nhằm lôi kéo người dân để dễ dàng lừa đảo hơn. Thậm chí, chúng còn tạo ra những tải khoản ảo giả danh người dùng rồi chụp hóa đơn nhận hoa hồng với giá trị cao nhằm tạo lòng tin với người tham gia".

Vị chuyên gia này cũng cho biết, người dân cần nâng cao cảnh giác với những trang web, ứng dụng hiện nay không có chứng nhận của Bộ Công thương, không có thông tin địa chỉ liên hệ rõ ràng... đây chắc chắn là những nơi tiếp tay cho các hoạt động lừa đảo.

Nhằm dụ thêm nhiều con mồi hơn, các đối tượng sẵn sàng chạy quảng cao trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Google... để người dân dễ dàng bị thu hút bởi những dòng tít "việc nhẹ, lương cao", "làm việc tại nhà không cần vốn"... Tuy nhiên, đây đều là những hình thức lừa đảo hướng đến người dân "nhẹ dạ, cả tin" và tham lợi nhuận cao.

Trong khi đó, các chuyên gia trong lĩnh vực giới thiệu việc làm cũng đưa ra lời khuyên với người dân, trước khi bắt đầu công việc thì cần tìm hiểu kỹ về công ty, doanh nghiệp, tính chất công việc, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ với việc làm đó. Đồng thời, tìm hiểu pháp nhân, lĩnh vực hoạt động trước khi ký hợp đồng. Còn những việc làm onine hoa hồng cao không khác gì miếng phô mai, nó chỉ có trên chiếc "bãy chuột".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem