'Chìa khóa' về bí mật của sự sống trên Hành tinh Đỏ

Thứ bảy, ngày 09/10/2021 08:02 AM (GMT+7)
Với những hình ảnh được chụp bởi NASA, các nhà khoa học tin rằng miệng núi lửa Jerezo ẩn chứa các manh mối về sự sống đã từng tồn tại trên Hành tinh Đỏ.
Bình luận 0
'Chìa khóa' về bí mật của sự sống trên Hành tinh Đỏ - Ảnh 1.

Những bức ảnh được chụp trong miệng núi lửa Jerezo đã làm dấy lên giả thiết về sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa. Ảnh: Getty

Benjamin Weiss, giáo sư thuộc khoa Khoa học Trái đất, Khí quyển và Hành tinh của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cho biết khám phá này là bằng chứng về sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa. Theo nghiên cứu, miệng núi lửa Jerezo - nơi ngày nay chỉ là một vùng trũng khô, bị gió bào mòn – từng có nước chảy vào, và đó chính là dấu hiệu của sự sống.

Phân tích khoa học đầu tiên về những bức ảnh cũng cho thấy miệng núi lửa đã chịu đựng những trận lũ quét. Những trận lũ này đã cuốn trôi các tảng đá lớn từ hàng chục dặm về phía thượng nguồn và lắng chúng xuống đáy hồ.

Các vệ tinh trước đây từng cho thấy phần nhô ra này - khi nhìn từ trên cao - giống như các châu thổ sông trên Trái đất, nơi các lớp trầm tích được lắng đọng dưới dạng hình cánh quạt khi sông chảy vào hồ. Và những hình ảnh mới nhất được chụp bên trong miệng núi lửa thực sự xác nhận phần nhô ra là một vùng châu thổ sông.

'Chìa khóa' về bí mật của sự sống trên Hành tinh Đỏ - Ảnh 2.

Miệng núi lửa Jerezo bắt đầu được nghiên cứu từ tháng 2 năm nay. Ảnh: Getty

Theo nghiên cứu, khu vực này đã tồn tại trong phần lớn thời gian, tuy nhiên sự thay đổi về khí hậu đã gây nên tình trạng hiện nay. Weiss nói: "Nếu bạn nhìn những hình ảnh này, có thể thấy nó là một sa mạc hùng vĩ, một trong những nơi hoang vắng nhất mà chả ai muốn ghé thăm. Mặc dù vậy, chúng ta đã tìm ra bằng chứng về một quá khứ rất khác. Một điều gì đó thực sự nghiêm trọng đã xảy ra trên hành tinh này".

Bây giờ, sau khi xác nhận miệng núi lửa từng chứa nước, các nhà khoa học tin rằng trầm tích của nó có thể lưu giữ dấu vết của sự sống cổ đại. Sắp tới, họ sẽ tiến hành tìm kiếm thêm các địa điểm để thu thập và bảo quản trầm tích, đồng thời đem những mẫu vật này về Trái đất để nghiên cứu.

Thành viên nhóm, Tanja Bosak, Phó Giáo sư Địa Sinh học tại MIT, cho biết: "Thời khắc quan trọng đã đến. Sẽ mất một khoảng thời gian dài để tìm thấy dấu hiệu của sự sống. Tuy nhiên, tôi nghĩ dự án này có rất nhiều tiềm năng".

Giáo sư Weiss nói thêm: "Điều đáng ngạc nhiên nhất là vì sao miệng núi lửa này lại chuyển từ một môi trường tương tự như Trái đất sang vùng đất hoang vu, cằn cỗi mà chúng ta thấy bây giờ".

Được biết, tàu thám hiểm Perseverance đã hạ cánh lên bề mặt của miệng núi lửa Jezero vào tháng 2 năm nay, với nhiệm vụ thu thập các mẫu vật và gửi lại hình ảnh về Trái đất.

Lê Phương (express.co.uk)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem