Tòa lâu đài Hải Sơn (Phủ Lý, Hà Nam), hay còn gọi là lâu đài Thanh Phủ Lý tọa lạc tại một vị trí vô cùng đặc biệt, có đến 4 mặt tiền. Gồm có mặt đường quốc lộ 1A ngay tại km0, tại trung tâm thành phố Phủ Lý, một hướng đối diện ga Phủ Lý, một phía là cầu Hồng Phú, mặt thứ 3 nằm ngay bên con sông Đáy nơi có di tích lịch sử mà năm xưa Lí Công Uẩn khi rời đô ra Thăng Long đã đi qua, mặt còn lại đối diện Trung tâm thương mại Phủ Lý mới. Tòa lâu đài được xây dựng trên 1 khuôn viên xây dựng 2700m2, diện tích sàn 300m x 5 tầng.
Đây là một tòa lâu đài có kiến trúc lâu đài cổ điển cuối thế kỷ 18, được thể hiện bởi các nghệ nhân tay nghề tinh xảo bậc nhất Việt Nam.
Theo những người dân sống gần Tổng Hải Sơn, chủ nhân của tòa lâu đài này là một đại gia của đất Phủ Lý có sở thích chơi cây cảnh và sưu tầm đồ cổ. Loại cây cảnh được trưng bày trong khuôn viên lâu đài Tổng Hải Sơn có giá trị thấp nhất là vài trăm triệu đồng/cây, cao nhất là vài tỷ đồng.
Tòa lâu đài được xây dựng trên khuôn viên rộng 3.000m2, thiết kế 5 tầng, diện tích sàn là 300m2. Riêng chi phí xây thô tòa lâu đài đã tiêu tốn của gia chủ khoảng 20 tỷ đồng. Phần gỗ trang trí là loại gỗ đỏ quý hiếm cũng tốn khoảng 50 tỷ đồng, trong đó có cây gỗ nguyên khối lên đến 1 triệu USD.
Kiến trúc bên ngoài hoành tráng vẫn chưa đủ để lâu đài Tổng Hải Sơn (Phủ Lý - Hà Nam) trở thành một trong những tòa lâu đài đắt giá và hoành tráng nhất Việt Nam hiện nay. Với nội thất chủ đạo bằng loại gỗ gõ đỏ quý hiếm được thiết kế từ trên xuống dưới đã tạo lên sự sang trọng và đẳng cấp cho gia chủ. Riêng phần nội thất bằng gỗ trong tòa lâu đài Tổng Hải Sơn đã tiêu tốn hơn 50 tỷ đồng, trong đó có những cây gỗ nguyên khối có giá trị rất cao.
Lâu đài được xây dựng theo trường phái cổ điển cuối thế kỷ 18, và phải mất 5 năm để hoàn thiện kiến trúc cũng như nội thất (2009-2013).
Cánh cổng màu đồng của lâu đài được trang trí hình ngựa và sư tử.
Từng chi tiết nhỏ cũng được gia chủ đầu tư khá cầu kỳ. Chiếc đèn treo tại sảnh lớn có hình 6 bông hoa hồng độc đáo.
Họa tiết sư tử được sử dụng để trang trí phần tường ngoài lâu đài.
Hệ thống đèn hắt sáng mang lại vẻ đẹp cổ kính cho công trình.
Lâu đài này cũng được xem là trung tâm lưu trữ sinh vật cảnh Hà Nam - Phủ Lý, với sự góp mặt của hàng chục cây tùng Vạn niên (tùng La hán) xuất xứ từ Nhật Bản. Vạn niên tùng là giống cây cảnh nổi tiếng của Nhật, có tuổi thọ hàng trăm năm.
Hệ thống đèn chiếu sáng trong phòng làm nổi bật lên những hoa văn, chi tiết cầu kỳ trong lâu đài.
(Theo Người đưa tin)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.