Loại "hoả thần" được người Nhật sử dụng trong trận Trân Châu Cảng để reo rắc nỗi sợ hãi cho người Mỹ chính là những máy bay tiêm kích một động cơ A6M Zero do hãng Mitsubishi sản xuất. Nguồn ảnh: BI.
Tính đến thời gian diễn ra trận Trân Châu Cảng, tổng cộng Nhật đang có 521 chiếc máy bay Zero hoạt động ở Thái Bình Dương, trong đó có 328 chiếc nằm trong lực lượng xung kích - nghĩa là tuyến đầu. Nguồn ảnh: BI.
Loại máy bay này có tầm bay lớn, khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu khá tốt, tính năng bay ưu việt,... Về cơ bản, A6M Zero là loại máy bay hiện đại nhất ở Thái Bình Dương thời bấy giờ, vượt trội hoàn toàn máy bay Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Để chuẩn bị cho cuộc tập kích Trân Châu Cảng, các phi công của Nhật đã được đào tạo rất kỹ lưỡng, thử nghiệm đánh bom và đánh ngư lôi trong nhiều tháng trời. Nguồn ảnh: BI.
Các loại ngư lôi đời mới của Nhật cũng được đưa ra sử dụng lần đầu tiên. Đây đều là các ngư lôi được thiết kế đặc biệt, có khả năng hoạt động trong vùng nước nông ở Trân Châu Cảng mà Nhật chỉ vừa phát minh ra trước đấy ít lâu. Nguồn ảnh: BI.
Người Mỹ vẫn luôn tự hào rằng Trân Châu Cảng là cảng nước nông, các loại ngư lôi thả từ máy bay đều không thể hoạt động tốt được ở khu vực này. Nguồn ảnh: BI.
Mỹ chủ quan đến độ thậm chí còn không thèm bố trí lưới chống ngư lôi ở Trân Châu Cảng - chính sự chủ quan này đã khiến quân đội Mỹ phải ôm hận vào sáng hôm 7/12/1941. Nguồn ảnh: BI.
Trớ trêu thay, quân Nhật lại thừa biết độ "nát" của lính Mỹ nên đã chọn tấn công vào đúng sáng chủ nhật. Khi này, các sĩ quan chỉ huy cùng thuỷ thủ ở Trân Châu Cảng hoặc đã về phép nghỉ cuối tuần, hoặc đang say xỉn sau bữa nhậu "tưng bừng" vào tối thứ 7 như thường lệ. Nguồn ảnh: BI.
Điều này khiến cho quân đội Mỹ ở Trân Châu Cảng không thể tác chiến được, các tàu chiến không thể phối hợp được với nhau. Đòn phủ đầu của Nhật về cơ bản đã khiến toàn bộ Hải quân Mỹ hôm đó ở Trân Châu Cảng gục ngã hoàn toàn. Nguồn ảnh: BI.
Các chiến cơ Zero của Nhật dù rất hiện đại nhưng cũng không được thử lửa với không quân Hải quân Mỹ vì không một chiếc máy bay nào của Mỹ cất cánh được trong buổi sáng ngày hôm đó. Nguồn ảnh: BI.
Với độ cơ động cực cao, các chiến cơ A6M Zero của Nhật đã khiến người Mỹ phải choáng váng, thậm chí hàng năm trời sau đó, các tiêm kích này của Nhật vẫn reo rắc nỗi sợ hãi khắp Thái Bình Dương vì người Mỹ không thể tìm ra được chiến thuật hợp lý. Nguồn ảnh: BI.
Tới cuối năm 1942, không quân Hải quân Mỹ mới áp dụng cách đánh A6M Zero của Nhật theo kiểu mới và gặt hái được một vài thành công nhất định. Cụ thể, dù A6M Zero của Nhật cơ động cực tốt nhưng khả năng leo cao của nó lại không bằng máy bay Mỹ. Đây chính là nhược điểm được Mỹ tận dụng triệt để. Nguồn ảnh: BI.
Sau này, các phi công Mỹ đều tránh đối đầu với máy bay Nhật khi không chiến, họ thích đánh các tiêm kích Zero bằng cách bổ nhào từ trên không xuống, khai hoả vài loạt ngắn rồi sau đó tận dụng tốc độ đang có, vọt ngược lên cao khiến các tiêm kích Zero không kịp đuổi. Nguồn ảnh: BI.
Khắc Đôn (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.