Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện đại, không khó để có thể hiểu được tại sao khoang lái của những chiến đấu cơ Mỹ đang ngày càng "tiến hóa" tới mức khó tin kể từ khi chúng tham chiến tại Việt Nam sau 40 năm. Nguồn ảnh: Chive.
Ra đời từ năm 1958, F-4 Phantom II là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới thời bấy giờ và cũng là chiếc phi cơ bị bắn rơi nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam của Mỹ. Nguồn ảnh: Chive.
Vào thời kỳ này, khoang lái của F-4 trông vẫn có vẻ khá đơn sơ với rất nhiều nút bấm, đồng hồ và hai màn hình hiển thị radar. Với một khoang lái phức tạp như thế này, phi công cần phải được huấn luyện thật kỹ lưỡng trước khi có thể làm chủ được F-4. Nguồn ảnh: Chive.
Ở những phiên bản nâng cấp của mình, F-4 Phantom đã được lược bớt đi một vài nút điều khiển cũng như đồng hồ hiển thị nhưng điều này không giúp khoang lái của nó bớt đi độ "cồng kềnh". Nguồn ảnh: Chive.
F-14A Tomcat được Quân đội Mỹ ra mắt chính thức vào năm 1974. Đây là một trong những chiến đấu cơ sử dụng cơ chế cánh cụp cánh xòe hiếm hoi của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Chive.
Do ra đời trong những năm 1970 và đã được thiết kế từ tận những năm 1960 nên khoang lái của F-14 Tomcat cũng vẫn sử dụng rất nhiều đồng hồ hiển thị cơ, hoàn toàn không có bóng dáng của các đồng hồ điện tử hay màn hình hiển thị. Nguồn ảnh: Chive.
Ra đời sau F-14 Tomcat 2 năm là chiến đấu cơ hạng nặng F-15A. Đây là loại máy bay chiếm ưu thế trên không có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết được thiết kế bởi McDonnell Douglas (ngày nay thuộc Boeing). Nguồn ảnh: Chive.
So với các chiến đấu cơ đời trước, khoang điều khiển của F-15 có phần tinh giản gọn gàng hơn mặc dù số lượng đồng hồ hiển thị lại nhiều hơn. Ngoài ra, máy bay cũng được trang bị một màn hình hiển thị điện tử giúp phi công theo dõi trạng thái vũ khí của máy bay khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Chive.
Toàn cảnh khoang lái của F-15 với hệ thống radar (hình tròn bên phải) và màn hình hiển thị thông số vũ khí (hình vuông bên trái). Có thể thấy cơ cấu điều khiển vẫn được giữ nguyên trên mọi dòng máy bay của Mỹ với cần điều hương ở giữa, cần chỉnh tốc độ bên trái và màn hình hiển thị lực nghiên đặt chính giữa bảng điều khiển. Nguồn ảnh: Chive.
Tới năm 1982, chiến đấu cơ F-16 đã ra đời. Đây là loại chiến đấu cơ siêu âm một động cơ, được General Dynamics thiết kế cho cả Không quân lẫn Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Chive.
Ra đời trong những năm 80 nên khoang lái của F-16 được đánh giá là khá hiện đại với hệ thống đồng hồ hiển thị được sắp xếp rất gọn gàng cùng nhiều màn hình hiển thị cỡ lớn. Nguồn ảnh: Chive.
Chiếc chiến đấu cơ cuối cùng của Mỹ được sản xuất trong thế kỷ 20 chính là chiếc F/A-18E ra đời vào năm 1999. Nguồn ảnh: Chive.
Với một chiến đấu cơ được phát triển trong những năm 90 của thế kỷ trước, không ngạc nhiên khi F/A-18E được trang bị hệ thống màn hình hiển thị cực kỳ tinh vi và tối tân bên trong khoang lái. Nguồn ảnh: Chive.
Cuối cùng là F-22 Raptor, chiến đấu cơ thế hệ 5 đầu tiên của Không quân Mỹ được ra đời từ năm 2005. Nguồn ảnh: Chive.
Khoang lái của F-22 được tinh giản xuống mức tối đa, không còn nhiều màn hình và nút bấm mà thay vào đó hoàn toàn là hệ thống hiển thị bằng màn hình điện tử. Nếu so với hệ thống điều khiển trên chiếc F-4, khoang lái của F-22 trông không khác gì bước ra từ một câu chuyện viễn tưởng. Nguồn ảnh: Chive.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.