Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Mỹ cay đắng rút khỏi Việt Nam

Thứ sáu, ngày 02/08/2019 14:34 PM (GMT+7)
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không thúc đẩy chiến thắng trên chính trường. Mỹ kí Hiệp định Paris, buộc phải rút quân khỏi nước ta. Miền Bắc vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa tiếp tục chi viện miền Nam.
Bình luận 0

Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam

Sau Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam, quân Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta, làm thay đối so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hoà bình, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

Đến cuối tháng 6/1973, miền Bắc cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ thuỷ lôi, bom mìn do Mĩ thả trên biển, trên sông, bảo đảm đi lại bình thường.

Sau hai năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thuỷ nông, mạng lưới giao thông, các công trình vốn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển.

Đến cuối năm 1974, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971 – là hai năm đợt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đời sống nhân dân được ổn định.

Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, trong hai năm 1973 - 1974, miền Bắc đưa vào các chiến trường gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật., Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc gấp rút đưa vào miền Nam 5,7 vạn bộ đội. Miền Bắc cũng đưa vào chiến trường 26 vạn tấ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.

Chi viện của miền Bắc cho miền Nam thời kì này, ngoài việc phục vụ nhiệm vụ chiến đấu với trọng tâm tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, còn chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.

img

Nông dân miền Bắc thực hiện thâm canh, tăng năng suất để tích cực chi viện cho miền Nam

Đấu tranh chống địch "bình định - lấn chiếm", tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam

Với Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, ta đã "đánh cho Mỹ cút". Ngày 29/3/1973, toán lính Mĩ cuối cùng đã rút khỏi nước ta. Nhưng Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Paris. Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến địch "tràn ngập lãnh thổ", liên tiếp mở những cuộc hành quân "bình định - lấn chiếm" vùng giải phóng.

Về phía ta, việc kí Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và quân đội xâm lược Mĩ rút khỏi nước ta đã tạo nên sự thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Trong cuộc đấu tranh chống "bình định - lấn chiếm", chống âm mưu "tràn ngập lãnh thổ" của địch vào những tháng đầu sau khi kí Hiệp định, nhân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, do quá nhấn mạnh đến hoà bình, hoà hợp dân tộc... nên chúng ta bị mất đất, mất dân trên một số địa bàn quan trọng.

Nắm bắt tình hình trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21 trong tháng 7/1973. Trên cơ sở nhận định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, kẻ đang phá hoại hoà bình, hoà hợp dân tộc, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, Hội nghị nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoan hiện tại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.

img

Quân giải phóng tiến vào trụ sở cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa ở tỉnh Phước Long

Từ cuối năm 1973, quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch trong các cuộc hành quân "bình định - lấn chiếm", bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch tại những căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng, mở rộng vùng giải phóng.

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt họat động quân sự đông – xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu tong và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 5000 dân.

Tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.

Năm 1973, diện tích gieo trồng ở các vùng giải phóng thuộc đồng bằng sông Cửu Long tăng 20% so với năm 1972. Nhờ sản xuất phát triển, đóng góp của nhân dân cho cách mạng ngày càng tăng. Năm 1973, nhân dân khu IX (miền Tây Nam Bộ) đã đóng góp 1,7 triệu giạ lúa (bằng 34.000 tấn); trong 6 tháng đầu năm 1974, đóng góp được 2,7 triệu giạ (bằng 48.000 tấn).

Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, các mặt hoạt động văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế cũng được đấy mạnh.

PV (Trí Thức Trẻ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem