Chiến trường Ukraine trở thành nơi phô diễn công nghệ máy bay không người lái quân sự
Chiến trường Ukraine trở thành nơi phô diễn công nghệ máy bay không người lái quân sự
Phương Đăng (theo Nikkei)
Thứ năm, ngày 03/11/2022 19:46 PM (GMT+7)
Các cuộc tấn công liên tục bằng máy bay không người lái gần đây cho thấy, Ukraine rõ ràng đang trở thành nơi phô diễn các công nghệ máy bay không người lái quân sự tối tân nhất trên thế giới, theo Nikken.
Chính phủ Mỹ gần đây công khai thông tin tình báo cáo buộc Moscow mua máy bay không người lái từ Tehran và triển khai chúng trong cuộc xung đột ở Ukraine. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các máy bay vận tải của Nga đã vận chuyển các máy bay không người lái từ Iran vào tháng 8. Tuy nhiên cả Nga lẫn Iran đều đã bác bỏ cáo buộc trên.
Công nghệ máy bay không người lái quân sự đã phát triển nhảy vọt trong vài thập kỷ qua. Giờ đây, xung đột Ukraine đã trở thành nơi trưng bày và thử nghiệm công nghệ máy bay không người lái mới nhất từ các quốc gia khác nhau.
Trong Mỹ đã cung cấp cho các lực lượng Ukraine các máy bay không người lái tự sát tối tân của mình, Nga được cho là đang sử dụng các máy bay không người lái của Iran, bao gồm cả dòng Shahed, có thể mang tên lửa cỡ nhỏ.
Vậy làm thế nào Tehran có thể sản xuất máy bay không người lái trên quy mô lớn trong khi phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế vì nghi ngờ phát triển vũ khí hạt nhân?
Iran đã tìm nguồn nguyên liệu nhạy cảm từ thị trường chợ đen quốc tế, để xây dựng các cơ sở hạt nhân và sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo. Họ cũng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn máy bay không người lái dân sự từ các công ty quốc tế dưới chiêu bài thương mại hợp pháp để chuyển đổi thành UAV quân sự, theo Nikkei.
Trong khi đó, vào tháng 4 năm nay, các bộ phận bao gồm camera và hệ thống cáp có xuất xừ từ Nhật Bản đã được tìm thấy bên trong một máy bay không người lái giám sát Orlan-10 của Nga bị quân đội Ukraine bắt giữ trước sự sửng sốt của các công ty sản xuất chúng. Moscow được cho là đã mua bất hợp pháp các bộ phận này thông qua các lỗ hổng trong mạng lưới trừng phạt.
Chưa hết, thông tin về chiếc máy bay không người lái của Mỹ bị Iran bắt năm 2011 đã "lọt" tới Trung Quốc trong thời gian ngắn. Những thông tin nhạy cảm này được cho là đã góp phần giúp Bắc Kinh trở thành lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái.
Quay trở lại chiến trường Ukraine, trong khi hiệu quả mà các máy bay không người lái tự sát tối tân Mỹ viện trợ cho Ukraine để chống lại Nga ít được nhắc tới, thì các câu hỏi đang được quan tâm là, liệu UAV Iran có thể tiếp tục gây "tổn thất" cho các lực lượng Kiev hay không và mức độ tổn thất nếu có sẽ cao đến đâu?
Các chuyên gia bình luận cho biết, câu trả lời phụ thuộc vào 3 yếu tố.
Một là nguồn cung cấp UAV của Iran cho Nga sẽ kéo dài bao lâu. Cũng giống như việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine vào một thời điểm nào đó sẽ đạt đến giới hạn, thì Tehran cũng không thể cung cấp máy bay không người lái cho Moscow một cách vô hạn. Quan hệ căng thẳng với Israel và Ả Rập Xê-út buộc Iran cần phải đảm bảo có đủ nguồn cung cho riêng họ.
Thứ hai là việc Nga có thể sử dụng hiệu quả UAV của Iran hay không. Điều này vốn được cho là một thách thức đối với quân đội Nga, khi có nhiều báo cáo cho rằng, các sĩ quan Nga đã gặp phải vấn đề kỹ thuật với UAV của Iran. Do đó, Tehran đã phải triển khai một đội chuyên gia tới hỗ trợ Nga sử dụng các UAV của nước này.
Cuối cùng là việc Ukraine cải thiện khả năng bắn hạ UAV đến đâu. Hiện tại, quân đội Ukraine chủ yếu nhắm tiêu diệt UAV bằng pháo phòng không hoặc súng máy. Kiev đã thúc giục Washington và các đồng minh phương Tây cung cấp thêm các hệ thống phòng không. Nếu yêu cầu của Kiev được đáp ứng, khả năng chống lại UAV của họ sẽ được tăng cường đáng kể.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.