Con đại bằng đồng trục vớt từ chiến hạm Graf Spee được định giá tới hơn 2 triệu bảng (Ảnh: Daily Mail)
Con đại bàng khổng lồ đậu trên biểu tượng chữ thập ngoặc khét tiếng của phát xít Đức, vốn được trục vớt từ chiến hạm Graf Spee năm 2006, nhưng đã bị vướng vào một cuộc chiến pháp lý kéo dài gần 13 năm do tính chất nhạy cảm của nó.
Phải đến đầu tuần trước, tòa thượng thẩm ở Uruguay mới ra phán quyết cho phép biểu tượng gây tranh cãi này được đem bán đấu giá. Thương vụ dự kiến diễn ra vào đầu tháng tới, với số tiền thu được sẽ được chia cho nhóm trục vớt và một phần quy về Chính phủ Uruguay.
Ông Alfredo Etchegaray, 63 tuổi, người chỉ đạo cuộc thám hiểm năm 2006 để trục vớt con đại bàng từ vùng nước nông ngoài khơi thủ đô Montevideo của Uruguay, nơi chiến hạm Graf Spee bị đánh đắm vào tháng 12 năm 1939, cho biết với Daily Mail:
“Cuộc chiến pháp lý này đã diễn ra trong rất nhiều năm. Cuối cùng, chúng tôi mới nhận được một quyết định về việc bán đấu giá nó.
Chúng tôi đã nhận được sự quan tâm từ nhiều người hỏi mua trên khắp thế giới, gồm bảo tàng, chính phủ Đức, những cá nhân giàu có và thậm chí một tỷ phú giấu tên còn muốn trưng bày nó trong dịp World Cup 2022 ở Doha, Qatar.”
Chiến hạm Graf Spee trước khi bị đánh đắm (Ảnh: Getty)
Nhiều chuyên gia nhận định con đại bàng trị giá ít nhất 20 triệu bảng, nhưng ông Etchegaray cho rằng con số này vẫn còn rất thấp:
“Con đại bàng còn đáng giá hơn thế. Tôi nghĩ rằng nó có thể được định giá trên 50 triệu bảng nếu gặp đúng người mua. Đây là một biểu tượng độc nhất vô nhị và mang tính lịch sử”
Tuy nhiên, nhiều người lo sợ con đại bàng, được trưng bày trong một thời gian trong một khách sạn ở thủ đô Montevideo trước khi đấu giá có thể rơi vào tay kẻ xấu, khi nó được đưa ra bán cùng với một khẩu súng thần công và máy định vị của chiến hạm Graf Spee.
Ông Miguel Esmoris, giám đốc Ủy ban Di sản Quốc gia Uruguay, cho biết: “Ai sẽ là khách mua tiềm năng của các biểu tượng này nếu không phải là các phần tử tân phát xít? Chúng tôi không phản đối những nhà thám hiểm bán vật phẩm tìm được để kiếm lợi nhuận, nhưng chúng tôi không cho phép việc buôn bán bất hợp pháp các mặt hàng mang biểu tượng văn hóa và lịch sử”.
Còn theo ông Ernesto Kreimerman, thành viên Ủy ban Do Thái của Uruguay, con đại bàng nên được trao tặng cho một viện bảo tàng chứ không nên rơi vào tay tư nhân.
Nhóm tác giả cuốn sách “Was Hitler Ill?” (Hitler bị ốm?) cho rằng, trong giai đoạn lãnh đạo Đức quốc xã, Adolf Hitler đã...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.