Chính sách khóa chặt Covid-19 ở Trung Quốc là 'sát thủ kép' với doanh nghiệp trực tuyến, ngoại tuyến

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 25/05/2022 18:06 PM (GMT+7)
Lei Xu- CEO mới của JD.com cho biết, các vụ khóa cửa Covid-19 của Trung Quốc vốn đã làm gián đoạn nghiêm trọng hậu cần và làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, giáng một đòn nặng nề vào gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com, vốn nổi tiếng với hệ thống phân phối và giao hàng quốc gia hiệu quả.
Bình luận 0

Đại dịch Covid-19 bùng phát ở một số thành phố lớn của Trung Quốc, gây ra các vụ đóng cửa ở Thượng Hải và Bắc Kinh, đã là "sát thủ kép" ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trực tuyến và ngoại tuyến, Giám đốc điều hành JD.com Lei Xu cho biết.

Khi Trung Quốc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt của mình, Xu nói với các nhà phân tích trong một cuộc họp hội nghị rằng, đợt bùng phát năm nay đã gây ra thiệt hại lớn hơn cho người tiêu dùng và chuỗi cung ứng so với bất kỳ năm nào trong hai năm trước.

Xu cho biết, cả kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến đều bị ảnh hưởng nặng nề trong khi các cường quốc kinh tế như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến bị tê liệt bởi các biện pháp khóa cửa nghiêm ngặt ở nhiều mức độ khác nhau trong năm nay. Ông nói thêm: "Đại dịch đã ảnh hưởng đến thu nhập và niềm tin của người tiêu dùng và mức tiêu thụ nói chung là chậm chạp".

Lei Xu- CEO JD.com cho biết đợt bùng phát Covid-19 mới nhất làm tổn thương người tiêu dùng và chuỗi cung ứng nghiêm trọng hơn tại quốc gia tỷ dân này. Ảnh: @AFP.

Lei Xu- CEO JD.com cho biết đợt bùng phát Covid-19 mới nhất làm tổn thương người tiêu dùng và chuỗi cung ứng nghiêm trọng hơn tại quốc gia tỷ dân này. Ảnh: @AFP.

"Dịch bệnh trong nước có lợi cho lĩnh vực thương mại điện tử trong hai năm đầu tiên, vì khu vực bị ảnh hưởng nhỏ và thời gian kéo dài ngắn, và có sự chuyển dịch rõ ràng của tiêu dùng ngoại tuyến sang trực tuyến. Nhưng lần này mức độ lan dịch, mức độ đóng cửa cực kỳ nghiêm ngặt để lại nhiều hệ lụy tàn khốc hơn giai đoạn trước rất nhiều", Xu, người đã đảm nhận vị trí CEO của nền tảng thương mại điện tử từ Richard Liu, người sáng lập JD.com, cho biết.

Thậm chí, một nhân viên JD.com nói với Nikkei vào tháng trước rằng, hầu hết các bộ phận đang loại bỏ 20% -40% vị trí, nhưng những bộ phận khác đang bị đóng cửa, trong đó các bộ phận mua sắm theo nhóm cộng đồng, sách và mỹ phẩm bị cắt giảm nhiều nhất.

Doanh thu tăng 18% trong năm lên 239,7 tỷ nhân dân tệ (35,3 tỷ USD) trong quý 1/2022, cao hơn một chút so với ước tính trung bình của các nhà phân tích. Nhưng đây cũng một tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp kỷ lục đối với công ty kể từ khi niêm yết vào năm 2014. Tuy nhiên, công ty đã lỗ ròng 3 tỷ nhân dân tệ (tương đương 444 triệu USD) trong quý này, so với lợi nhuận ròng 3,6 tỷ nhân dân tệ trong cùng kỳ năm ngoái.

Nhà bán lẻ trực tuyến cho biết, khoản lỗ chủ yếu là do đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển công nghệ, lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên, hỗ trợ hậu cần cho Thượng Hải cũng như trợ cấp cho các đối tác trong bối cảnh COVID-19. Chi phí lưu kho và vận chuyển tăng cao khi các chính quyền địa phương của Trung Quốc vội vàng áp đặt các yêu cầu hạn chế đi lại và kiểm dịch trong bối cảnh nước này bùng phát tồi tệ nhất kể từ đầu đại dịch.

Ngoài việc tiêu thụ suy yếu, các biện pháp kiểm soát Covid-19 hà khắc đã làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng, với các kho hàng và trạm giao hàng bị khóa trong nhiều tuần để ngăn chặn sự lây truyền của Covid-19. Các tài xế xe tải cũng bị buộc phải kiểm tra và kiểm dịch Covid-19 nhiều lần khi di chuyển giữa các thành phố khác nhau, điều này đã làm kéo dài thời gian giao hàng.

"Hơn nữa, trong khi lưu lượng truy cập và số lượng người dùng đều tăng trong tháng 4 và tháng 5, nhưng giá trị giao dịch trung bình lại thấp hơn những năm trước", ông nói. "Niềm tin và thu nhập của người tiêu dùng không đủ, và tiêu dùng nói chung là chậm chạp".

Xu cho biết, việc nhà kho và trạm giao hàng bị khóa ở một số khu vực chính đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển trong và ngoài nước, khiến tỷ lệ hủy đơn hàng tăng trong tháng 4, Xu nói. Mặc dù đã cải thiện trong tháng 5, nhưng tỷ lệ hủy chuyến vẫn ở mức cao so với năm trước.

CEO JD.com: Chính sách khóa chặt Covid-19 của Trung Quốc là 'sát thủ kép' với doanh nghiệp trực tuyến, ngoại tuyến. Ảnh: @AFP.

CEO JD.com: Chính sách khóa chặt Covid-19 của Trung Quốc là 'sát thủ kép' với doanh nghiệp trực tuyến, ngoại tuyến. Ảnh: @AFP.

JD và đối thủ lớn hơn là Alibaba Group Holding Ltd. đang vật lộn với sự suy thoái kinh tế từ các đợt đóng cửa liên quan đến đại dịch đã gây khó khăn cho hoạt động hậu cần đến các thành phố như Thượng Hải. Phụ thuộc nhiều vào doanh số bán hàng trong nước, JD đã và đang mở rộng các dịch vụ thương hiệu để thu hút người mua hàng. Alibaba dự kiến sẽ công bố mức tăng trưởng doanh thu hàng quý chậm nhất kể từ khi niêm yết năm 2014.

Chính sách Zero COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc và cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với lĩnh vực công nghệ đã tạo ra những lo lắng về tác động của nó đối với nền kinh tế. Phó Thủ tướng Liu He nói với các giám đốc điều hành công nghệ đầu tuần này rằng, mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường cần được "quản lý đúng mức", đồng thời cho biết Bắc Kinh sẽ hỗ trợ sự phát triển và niêm yết công khai của nền kinh tế kỹ thuật số và các công ty tư nhân.

Cũng theo Zhang Yi, nhà phân tích trưởng của iiMedia, trong khi các đợt đóng cửa vẫn còn lớn, tăng trưởng thương mại điện tử có thể sẽ tăng lên trong quý hai với việc nới lỏng các biện pháp của Covid ở Thượng Hải, và các lễ hội mua sắm giữa năm sắp tới.

Huỳnh Dũng  -Theo Asia.nikkei

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem