Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thực hiện dự án khuyến nông Trung ương, Trạm Khuyến nông Tân Uyên nay là Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã phối hợp với các đơn vị Trung ương triển khai xây dựng nhiều mô hình trồng mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ NNPTNT công nhận tại các xã trên địa bàn huyện.
Đến nay, cây mắc ca sinh trưởng và phát triển tốt trên đất lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu theo 2 phương thức trồng thuần và trồng xen. Từ năm 2021 -2023, Trung tâm thực hiện mô hình trồng mắc ca xen chè với tổng diện tích 48ha.
Ông Hoàng Văn Phúc, bản 25, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, một trong những hộ tham gia mô hình, cho biết, năm 2018, ông tiến hành trồng xen cây mắc ca trên diện tích đất trồng chè của gia đình với phương châm kết hợp cây công nghiệp với cây lâm nghiệp trên cùng diện tích. Trên diện tích hơn 0,8ha chè, ông đã trồng được 132 cây mắc ca. Trước và sau khi trồng, gia đình ông đầu tư mỗi hố từ 20-30kg phân gà hoai mục và 0,5kg phân NPK từ nguồn hỗ trợ của dự án.
Tính đến hết năm 2021, diện tích trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh Lai Châu đạt 5.424ha, diện tích cho thu hoạch 274ha, sản lượng đạt khoảng 160 tấn quả tươi/năm.
Sau 3 năm, cây bói hoa đậu quả, đến năm nay là năm thứ tư bình quân mỗi cây cho thu hoạch từ 2,0 – 3,0kg quả, tương đương 150kg hạt, với giá bán hiện này là 100.000 đồng/ka, gia đình ông thu được 15 triệu đồng, ngoài ra còn thu được khoảng 90 triệu đồng tiền chè (18 tấn chè búp tươi).
Ông Nguyễn Xuân Cát - Chủ nhiệm HTX Cựu thanh niên xung phong huyện Tân Uyên cho biết: Là người đi đầu trong phong trào trồng mắc ca ở huyện Tân Uyên, đầu năm 2012, được sự quan tâm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, gia đình ông tiến hành trồng xen cây mắc ca trên diện tích hơn 1,5 ha chè, trồng được 224 cây mắc ca. Đến năm 2022 (sau 10 năm trồng) gia đình ôngthu được 6 tấn quả và 30 tấn chè búp tươi, thu được 300 triệu đồng từ cây mắc ca và 150 triệu đồng từ cây chè.
Không những thế, ông Cát còn bàn với một số hội viên cựu thanh niên xung phong góp vốn để mua sắm thiết bị máy móc chế biến hạt mắc ca. Hiện, nhà xưởng chế biến mắc ca của HTX đã trang bị máy bóc tách vỏ tươi, máy tách vỏ cứng, máy sấy hạt, máy hút chân không túi thành phẩm.
HTX cựu TNXP Tân Uyên đãcó 4 sản phẩm: Hạt mắc ca sấy nứt nguyên vỏ đóng hộp, nhân mắc ca sấy đóng hộp, bột dinh dưỡng mắc ca đóng gói, tinh dầu mắc ca đóng lọ. Sản phẩm mắc ca của HTX đã được tỉnh Lai Châu chứng nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao.
Tiềm năng phát triển lớn
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển cây mắc ca, đồng thời là một trong số ít tỉnh của cả nước có tiểu vùng khí hậu, đất đai phù hợp để phát triển mắc ca.
Ông Đặng Văn Châu - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lai Châu, cho biết:"Tính đến hết năm 2021, diện tích trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh đạt 5.424ha, diện tích cho thu hoạch 274ha, sản lượng đạt khoảng 160 tấn quả tươi/năm. Đến nay, đã có 6 doanh nghiệp tham gia trồng mắc ca, số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cho thuê đất là 12 dự án với tổng diện tích dự kiến đầu tư khoảng 10.400ha, tổng vốn đăng ký đầu tư trên 1.600 tỷ đồng".
Để chủ động thực hiện kế hoạch phát triển mắc ca, trong những năm qua, tỉnh Lai Châuđã thực hiện xong công tác rà soát, phân vùng, quy hoạch vùng trồng cho cây mắc ca làm cơ sở để các doanh nghiệp, nhà đầu tư khảo sát lập dự án, quỹ đất để phát triển mắc ca.
Tỉnh cũng đã thu hút được một số doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển mắc ca và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng và giải pháp tại Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đạt khoảng 35.000ha, sản lượng mắc ca đạt khoảng 22.000 tấn hạt.
Như vậy, để đạt được diện tích mắc ca theo quy hoạch, tỉnh Lai Châu sẽ rà soát quỹ đất phục vụ phát triển bền vững mắc ca; khuyến khích tích tụ tập trung đất đai để tạo các vùng trồng mắc ca tập trung; huy động và phát huy tối đa các nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong chọn tạo, khảo nghiệm các giống mắc ca có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của tỉnh; xây dựng hệ thống nguồn giống mắc ca đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ theo quy định; nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm mắc ca phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế, tạo tiền đề cho công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm mắc ca trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất mắc ca thông qua cầu nối hợp tác xã và tổ hợp tác xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung, hình thành chuỗi ngành hàng mắc ca từ trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca, gắn với chỉ dẫn địa lý; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền, giới thiệu về sản phẩm mắc ca; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm mắc ca, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra quốc tế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.