Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cũng trong ngày 9/2, PV Dân Việt theo chân nhóm doanh nghiệp du lịch lữ hành từ TP.HCM đến khảo sát tuyến đường này.
Anh Trần Lâm An, một hướng dẫn viên du lịch ở TP.HCM cùng tham gia đoàn khảo sát cho biết, mục đích của chuyến đi này là để xây dựng tour du lịch mạo hiểm khám phá sắp tới.
"Qua chuyến khảo sát thực tế này, chúng tôi đánh giá cung đường này rất lý tưởng cho khai thác du lịch. Nếu kết nối được tuyến đường trekking Tà Năng – Phan Dũng (Bình Thuận) thì du khách sẽ có dịp khám phá cung đường xuyên qua núi, rừng, ghềnh, thác tuyệt đẹp này xuyên qua 3 tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận – Lâm Đồng…", anh Lâm An chia sẻ.
Tham gia đoàn khảo sát với chúng tôi còn có một chuyên gia giao thông ở tỉnh Bình Thuận cho biết, việc kết nối tuyến đường này tuyến đường Liên Hương - Phan Dũng (huyện Tuy Phong – Bình Thuận) Tà Năng( Lâm Đồng) là hoàn toàn hợp lý. Hai điểm kết nối này chỉ cách nhau hơn 15km và khi kết nối rồi rất thuận tiện cho phát triển du lịch – kinh tế - xã hội về sau, tất cả đều có lợi.
"Bởi thực tế, tuyến đường trekking Tà Năng – Phan Dũng (Bình Thuận) hiện là cung đường mà dân phượt đánh giá đẹp nhất nhì khu vực Nam Trung bộ. Tuy nhiên, tuyến trekking còn nhiều gập ghềnh, nguy hiểm nên nhiều người chưa mạnh dạn tham gia. Nếu kết nối 2 tuyến lại là tuyệt vời và hứa hẹn một cung đường tuyệt đẹp...", vị chuyên gia nói.
Theo ghi nhận của Dân Việt, không khí thi công trên cung đường trên đang rất khẩn trương. Nhiều đoạn đã được đơn vị thi công trải nhựa gần như hoàn chỉnh. Ngồi trên ô tô chạy thử qua cung đường này, xuyên qua những cánh rừng, núi đồi trùng trùng điệp điệp, chúng tôi có cảm nhận như mình đang đi lạc vào một đoạn đường ở miền viễn Tây nước Mỹ như các bộ phim cao bồi, bom tấn của hollywood thường chiếu…
Theo UBND huyện Ninh Sơn, xã Quảng Sơn là một trong những địa phương hưởng lợi từ dự án trên và cũng là địa phương có nhiều trường hợp thuộc diện thu hồi đất (70 trường hợp). Đến nay, 100% trường hợp thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn xã Quảng Sơn được người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.
Theo UBND xã Quảng Sơn, nhiêu người dân nhận thấy đây là dự án giao thông quan trọng, mở ra hướng đi mới trong việc kết nối tiêu thụ và vận chuyển hàng hóa, nông sản ở địa phương. Bởi vậy, ngay từ khi triển khai, nhiều hộ nông dân có đất thuộc diện thu hồi đã đồng tình ủng hộ để thực hiện dự án. Ai cũng kỳ vọng, sau khi tuyến đường hoàn thành, sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển…
Trao đổi với Dân Việt, ông Phạm Minh Tân - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông tỉnh Ninh Thuận cho biết, Dự án Đường nối từ thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đi ngã tư Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 62/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 và UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt dự án tại Quyết định số 2373/QĐ-UBND ngày 22/12/2021.
Mục tiêu là tạo kết nối giao thông liên vùng tỉnh (Lâm Đồng - Ninh Thuận - Khánh Hòa), đặc biệt trong tương lai sẽ kết nối với tuyến đường ôtô cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 20, Quốc lộ 28B, Quốc lộ 27, Quốc lộ 1, đường Vành đai tỉnh Ninh Thuận sẽ hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn đảm bảo giao thông được thông suốt và rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hóa.
Bên cạnh đó là khai thác hiệu quả những vùng đất tiềm năng dọc theo tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh lân cận...
Dự án có tổng chiều dài chiều dài: 62,5 km (tỉnh Ninh Thuận: 45,4 km; tỉnh Lâm Đồng: 17,1 km).
Điểm đầu, tại điểm giao Quốc lộ 27B và Quốc lộ 27 (ngã ba Ninh Bình), huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận). Điểm cuối thuộc Km62+422) tại ngã tư Tà Năng thuộc xã Tà Năng, huyện Đức Trọng(Lâm Đồng).
Vận tốc thiết kế là 60 km/h (có chiết giảm vận tốc ở những đoạn khó khăn).
Mặt đường quy hoạch thị trấn Tân Sơn huyện Ninh Sơn, chiều dài 3,53 km, nền đường rộng 37m (mặt đường rộng 21m). Các đoạn còn lại nền đường rộng 9m (mặt đường rộng 8m; lề đường mỗi bên 0,5 m). Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa nóng trên móng CPĐD; cấp cao A1;
Tổng mức đầu tư: 1.494 tỷ đồng. Trong đó: Dự án thành phần 1 gần 400 tỷ đồng. Dự án thành phần 2: hơn 1.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Thời gian hoàn thành: 2021 - 2025.
Dự án được chia thành 2 và Dự án thành phần 1 từ thị trấn Tân Sơn đến xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn có tổng chiều dài 22,283km được phần chia thành 2 gói thầu.
Gói thầu số 19 (do liên danh Liên danh Công ty TNHH thương mại và xây dựng Sơn Long Thuận - Công ty TNHH Huy An - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và dịch vụ Trường Thịnh Phát) đã thi công cơ bản xong công tác phát quang, đào bóc phong hóa, đào đất, đắp đất nền đường. Các cống ngang đường 3/3 công trình cầu và bê tông mặt đường được khoảng 70%. Tổng giá trị ước đạt khoảng 80% giá trị hợp đồng.
Gói thầu số 20 (do liên danh Liên danh Công ty cổ phần Phúc Thành An và Công ty TNHH Liên Minh và Công ty Trường Phát Arch; nhà thầu phụ là Công ty TNHH xây dựng Liên Hoa). Hiện đã thi công xong công tác đào bóc phong hóa, đào đất, đắp đất nền đường; cấp phối đá dăm; 80% mặt đường bê tông nhựa; thi công cơ bản xong 3/4 công trình cầu; thi công xong các cống ngang đường. Tổng giá trị ước đạt khoảng 90% giá trị hợp đồng.
Dự kiến 2 gói thầu trên sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 6/2023. Vượt tiến độ đề ra 6 tháng.
Riêng Dự án thành phần 2: Đường từ xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn đi ngã tư Tà Năng, huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng dài 40,159km.
Chủ đầu tư đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công và tư vấn giám sát và khởi công vào tháng 1/2023. Hiện Chủ đầu tư đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; hoàn thiện công tác chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng sang mục đích đất khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.