Ngày 10.11, Phiên chợ Xanh EcoSunday tại Phố Trúc Ecopark sẽ trở lại với hình thức đa dạng hơn, chất lượng hơn, nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm thực phẩm sạch, hoa quả tươi, đặc sản địa phương, hàng tiêu dùng an toàn của hàng nghìn cư dân, khách tham quan khu đô thị.
Người ta đến đây để ngắm và để được mọi người chiêm ngưỡng. Các thiếu nữ Dao ăn mặc thật đẹp và rất cầu kỳ: khăn đội đầu màu đỏ, gấp nếp xuống tận tai.
Giống lợn truyền thống của người Mông còn gọi là lợn cắp nách, tên lửa… nuôi chậm lớn nhưng thịt rất thơm ngon đang trở thành đặc sản, cũng giúp cho người nuôi nó thêm chút thu nhập.
Những phụ nữ người Mông đi chợ phiên Đồng Văn (Hà Giang) từ mờ sáng trong giá lạnh có khi đến 0 độ, đến chợ từng nhóm đốt lửa sưởi ấm và “làm mềm” những bàn tay đã cứng lại vì sương giá (chụp 31.12.2012).
Như nhiều phụ nữ Mông sống bám trụ trên vùng núi cao, hẻo lánh, 18 tuổi cô gái Vừ Thị Mỷ ở thôn Chúng Pả A, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã thoát nghèo bằng nghề may trang phục dân tộc.
Chợ phiên Bắc Hà có chợ trong chợ. Chợ ngựa, chợ cày, chợ nông cụ sản xuất… cùng hòa một phiên, nhưng tách riêng từ phiên chợ cũ. Đó cũng là cách mà người dân bản địa cố để giữ giá trị riêng của những gì còn lại.
Thay vì 7 ngày mới có một phiên, những phiên chợ nơi vùng xa sẽ họp 6 ngày một lần, tuần sau lùi so với tuần trước một ngày. Chỉ có bốn phiên chợ lùi đặc biệt như vậy trên cao nguyên Đá Hà Giang.
Cái náo nức, gọi mời của phiên chợ trên miền biên giới, của đồng bào người Mông, Dao, Tày, Nùng... như thổi vào lòng người lãng khách đường xa một cảm xúc hân hoan, hớn hở đến khó tả.