Cho vay tiêu dùng

  • Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước: "Tất cả các khoản cho vay tiêu dùng núp dưới cho vay đầu cơ, đầu tư BĐS đều đang được kiểm soát rất chặt chẽ và xử lý nghiêm nếu ngân hàng nào vi phạm”.
  • Dù được Thống đốc Lê Minh Hưng “bật đèn xanh” thúc đẩy tín dụng tiêu dùng song theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, mức độ tăng trưởng của lĩnh vực này đến đâu phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Các ngân hàng phải cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro. Dù “ế” vốn cũng không thể cho vay bằng mọi giá.
  • Sau một thời gian các ngân hàng có xu hướng mua lại hoặc thành lập công ty tài chính thì đến thời điểm này một loạt ngân hàng có kế hoạch chuyển nhượng công ty tài chính, như VPBank bán bớt cổ phần tại FE Credit; SHB bán vốn tại SHB Finance… Theo TS. Võ Trí Thành, những thương vụ này chỉ là hiện tượng chưa thể là xu hướng.
  • Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chấn chỉnh toàn bộ hoạt động cấp tín dụng của Fe Credit; nếu phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Trường hợp phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật và quy định nội bộ của Fe Credit.
  • Cho vay tiêu dùng không chính thức ước lên tới 1,55 triệu tỷ đồng, còn cho vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng. Theo thông lệ, dư nợ cho vay tiêu dùng chính thức vào khoảng 40% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, do đó dư địa sẽ còn khá lớn khoảng 1,5-2 triệu tỷ đồng.
  • Thúc đẩy tiêu dùng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên trong giai đoạn khởi động lại nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, theo các công ty tài chính, các quy định pháp luật hiện hành chưa đầy đủ và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của công ty tài chính khiến cho hoạt động gặp khó khăn.
  • Giới chuyên gia cho rằng, không mặc định tín dụng tiêu dùng thì lãi suất phải cao. Nếu quản lý hiệu quả, giảm được các gánh nặng trong vận hành thì vẫn đưa ra được mức lãi suất hợp lý cho người dân, tăng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
  • Có vay - có trả đó là nguyên tắc “bất di bất dịch” trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng vay vốn tiêu dùng và công ty tài chính. Tuy nhiên, dường như pháp luật hiện nay vẫn "ưu ái" bảo vệ người đi vay nhiều hơn. Trong tương lai, phải có điều chỉnh để bên vay và cho vay đều được pháp luật bảo vệ ngang nhau.
  • Không phải tới thời điểm hiện tại khi Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra đời yêu cầu các công ty tài chính tăng cường trách nhiệm hơn trong cho vay mà bản thân các công ty tài chính (CTTC) sau khi có Thông tư 43/2016 đã tự có ý thức hơn trách nhiệm trong hoạt động cho vay.
  • Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, khoản thanh toán chia nhỏ phù hợp với khả năng tài chính của người tiêu dùng… là những lợi thế của vay tiêu dùng tại các tổ chức tài chính hợp pháp. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng được các công ty tài chính “mở hầu bao” cho vay.