Choáng ngợp với những công trình “độc, dị” thời cổ đại (P1)

Thứ bảy, ngày 30/05/2015 10:46 AM (GMT+7)
Cùng khám phá những công trình và thiết bị "tối tân" đã có mặt từ thời cổ đại khiến con người ngày này phải ngỡ ngàng.
Bình luận 0

Đế chế Rama – đế chế với những thiết bị bay huyền thoại

Đế chế phi thường này tồn tại vào khoảng năm 2200 TCN, được xây dựng giữa hai miền Bắc Ấn và Pakistan, trong đó tiêu biểu nhất là 2 thành phố Harappa và Mohenjo Daro, hiện nằm trong thung lũng Indus (Ấn Độ).

img

Hình ảnh mô tả một góc của đế chế Rama.

Các thành phố này đã được quy hoạch một cách tinh vi với những tòa nhà phụ, các công trình cơ bản nối vào trục của con phố chính. Hệ thống dẫn nước cũng được đánh giá rất cao nhằm phục vụ cho tưới tiêu, bên cạnh đó còn có công trình tầm cỡ là “Nhà Tắm vĩ đại” với hệ thống giữ nước ngọt tinh xảo.

img

Quy hoạch thành phố vô cùng tinh vi và khoa học.

Đặc biệt, đế chế Rama còn có những thiết bị bay được gọi là “Vimana”. Có vô số văn bản về Vimana được miêu tả hết sức chi tiết. Những người Ấn Độ tiền sử đã viết toàn bộ các chỉ dẫn sổ tay và sách học về cách điều khiển nhiều loại Vimana khác nhau, nhiều sách trong số đó vẫn còn tồn tại.

img

Hình ảnh mô phỏng thiết bị bay huyền thoại của đế chế Rama.

Những loại Vimana khác nhau được miêu tả lại, một số thì hình đĩa, số khác thì hình điếu xì gà. Vimana có vẻ được cung cấp năng lượng bởi các loại thiết bị phản trọng lực, khiến nó có thể cất cánh theo chiều thẳng đứng và bay lượn trong không gian.

Hệ thống du lịch cổ đại thời Đồ Đá

Từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ, bên dưới hàng trăm khu định cư thời đồ đá mới, các nhà khảo cổ đã phát hiện một mạng lưới rộng lớn các đường hầm dưới lòng đất. Sự tồn tại của những đường hầm qua 12.000 năm là một minh chứng cho kỹ năng của các nhà xây dựng thời đó trong việc tính toán và thi công hoàn hảo công trình này.

img

Hệ thống đường hầm ở châu Âu xuất hiện ở khắp nơi.

Từ các nghiên cứu có được, các chuyên gia tin rằng người xưa đã sử dụng những đường hầm này để đi du lịch một cách an toàn và tránh những nguy hiểm có thể xuất hiện trên mặt đất. 

Trong suốt các hệ thống đó, người ta còn phát hiện nhiều phòng lưu trữ và chỗ ngồi, khiến dự đoán về chức năng của đường hầm trở nên có căn cứ hơn. Một giả thiết khác được đưa ra rằng đây là nơi trú ngụ của tộc người tí hon châu Âu.

img

Hình ảnh mô phỏng một đường hầm.

Long Du – Hang động nhân tạo bí ẩn bậc nhất thế giới

Tọa lạc gần Thập Yển Bắc Thôn, Chiết Giang, Trung Quốc, quần thể hang động Long Du là một thế giới dưới lòng đất cổ đại rộng rãi, tuyệt đẹp và hiếm có, ở Trung Quốc đây được coi là “kỳ quan thứ chín của thế giới cổ đại”.

img

Hang động Long Du gây nhiều ngỡ ngàng cho chính các nhà khoa hoc.

Hang động Long Du được cho là có niên đại ít nhất 2000 năm, là một trong những công trình kì lạ và là một bí ẩn lâu dài đã làm bối rối các chuyên gia ở tất cả các ngành. Các chứng cứ cho thấy,hệ thống 24 hang động này không phải là tự nhiên mà do con người tạo nên.

img

Các hang động được xây dựng chính xác và tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Quy mô của các hang động Long Du rất lớn, việc thiết kế cũng rất công phu và khoa học, việc xây dựng thì đặc biệt phức tạp chi tiết và sự chính xác của các tiểu tiết cho thấy sự lành nghề phi phàm. Toàn bộ mô hình, kiểu dáng và phong cách của mỗi động là đặc biệt giống nhau. Mỗi một động đều như một toà nhà vĩ đại. Một bên dốc và một bên kia có độ nghiêng 45 độ. Bốn bức tường đều thẳng, các đỉnh và góc đều được phân định ranh giới rõ nét.

img

Toàn bộ mô hình, kiểu dáng và phong cách của mỗi động là giống nhau đến ngỡ ngàng.

Chi tiết chạm trổ điêu khắc trên hang động đều cùng hình dạng và rất chính xác. Từ sàn đến trần, gần như tất cả các bề mặt đều được chạm khắc các đường thẳng song song nhau. Kết quả là các mẫu giống nhau được tạo ra cho tất cả các hang động, điều này yêu cầu một lượng rất lớn về nhân lực và thời gian để sáng tạo.

Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học bất ngờ là với công trình kì vĩ như thế, họ lại không thể tìm ra bất cứ dấu tích nào của việc xây dựng. Mục đích của hang động cũng là một bí ẩn bởi hệ thống hang chỉ tập trung trong khoảng 1 km vuông. Với mật độ cao cùng với việc không tìm thấy một đường liên kết nào giữa các hang, rất khó để người cổ xưa có thể sử dụng chúng vào bất kì mục đích gì.

Nan Madol - Thành phố của người khổng lồ

Nan Madol là một thành phố cổ đổ nát duy nhất của thế giới còn sót lại, nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Pohnpie, thủ phủ của triều đại Saudeleur, ngày nay là một trong bốn tiểu bang trong liên bang Micronesia.

img

Thành phố Nan Madol nhìn từ trên cao.

Nan Madol bao gồm khoảng 90 hòn đảo nhỏ nhân tạo liên kết với nhau bằng một mạng lưới kênh rạch và thường được gọi là "Venice của Thái Bình Dương". Cái tên Nan Madol có nghĩa là "không gian giữa", là chỉ đến các kênh rạch chằng chịt đan xen xung quanh thành phố.

img

Bản đồ sơ bộ về thành phố Nan Madol.

Điều kì lạ là toàn bộ thành phố được xây dựng bởi khúc đá bazan xếp chồng lên nhau rất cao, trong đó mỗi khúc lên tới 50 tấn. Ước tính, tổng số đá bazan hình lăng trụ để xây dựng nên bức tường chắn này là 250 triệu tấn – một khối lượng công việc khổng lồ. 

img

Các bức tường được xếp chống từ nhiều khối đá bazan có trọng lượng lên tới 5 tấn.

Tới nay, thành phố này vẫn còn là một bí ẩn, bởi người ta không phát hiện ra bất cứ tàn dư nào của thiết bị máy ra đời vào thời điểm đó mà có thể giúp chuyển những khúc đá đến và xếp chống tạo thành các bức tường. Nan Madol vẫn tràn ngập trong tranh cãi khoa học và những truyền thuyết địa phương cho rằng đây là thành phố của người khổng lồ.

Cỗ “máy tính” cổ nhất thế giới

Sự thật là bạn sẽ không thể ngờ rằng các dụng cụ xa xưa của con người đã phát triển hơn cả những gì chúng ta biết ngày nay. Phát hiện đáng chú ý nhất phải kể tới là cỗ “máy tính” cổ nhất thế giới - Antikythera Mechanism.

img

Cỗ máy tính Antikythera Mechanism.

Cỗ máy này có niên đại khoảng 200 năm trước Công nguyên, được người Babylon tạo ra nhằm tính toán sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng, các hành tinh (gồm sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ). Thậm chí, nó còn chi tiết tới cả những thiên thể bay không xác định được quỹ đạo.

img

Cấu trúc của chiếc máy tính này rất phức tạp với 40 bánh răng bằng đồng.

Theo nghiên cứu, cỗ máy không dùng tới tính toán lượng giác của những người Hy Lạp cổ mà sử dụng tính toán số học với cơ chế phức tạp bao gồm 40 bánh răng bằng đồng. Mặt trước của cỗ máy hiển thị cung hoàng đạo Hy Lạp và lịch Ai Cập, trong khi phía sau là hai mặt số hiển thị thông tin về các chu kỳ thiên văn.

Mời độc giả tiếp tục khám phá những  công trình và thiết bị "tối tân" đã có mặt từ thời cổ đại vào 11h trưa mai 31.5.2015!

Đỗ Hiếu (Tổng hợp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem