Từ năm 1967, các hệ thống kính nhìn đêm loại Nighthawk hay Firefly đã được quân đội Mỹ đưa tới thử nghiệm trên chiến trường Việt Nam với ý định thử nghiệm độ hiệu quả trên chiến trường và tăng cường hoạt động của không quân vào ban đêm - khoảng thời gian mà quân giải phóng và du kích của ta có nhiều hoạt động nhất. Nguồn ảnh: Archive.
Khổ nỗi, những hệ thống nhìn đêm hiện đại bậc nhất thế giới lúc bấy giờ lại nặng tới vài trăm kg và quá cồng kềnh, không thể lắp đặt trên các loại máy bay hay trực thăng chiến đấu được mà chỉ có thể lắp được trên máy bay vận tải cũng như loại trực thăng đa dụng UH-1. Nguồn ảnh: Medium.
Cuối cùng, trực thăng UH-1 đã được chọn để làm phương tiện triển khai hệ thống nhìn đêm này do nó có hỏa lực khá và độ cơ động cao, có thể tham gia tấn công như một trực thăng tấn công nhưng vẫn có thể mang theo được thứ bảo bối "lật ngược thế cờ" của Mỹ này. Nguồn ảnh: Archive.
Theo các tài liệu của Mỹ ghi chép lại, loại kính nhìn đêm này đã mang lại lợi thế cực kỳ lớn cho các máy bay Mỹ trong thời gian đầu được triển khai ở chiến trường. Trong những đêm không trăng, Quân Giải phóng ở dưới mặt đất thậm chí còn không biết bị trực thăng tấn công từ hướng nào. Nguồn ảnh: Archive.
Tuy nhiên, một thời gian sau, các phi công UH-1 đã bắt đầu phàn nàn khi họ - những người điều khiển máy bay lại không thể nhìn thấy gì trong đêm tối vì kính nhìn đêm quá lớn và chỉ được lắp ở khoang sau - vị trí dành cho xạ thủ. Nguồn ảnh: Archive.
Kết quả tất yếu đó là nhiều vụ tai nạn do bay đêm đã xảy ra do phi công không còn nhìn thấy vật chuẩn từ trên không, dễ dẫn tới trường hợp đi lạc hoặc thậm chí là đâm vào núi dẫn tới thiệt mạng toàn bộ đội bay. Nguồn ảnh: Archive.
Tới đầu những năm 70, loại kính nhìn đêm này dù vẫn được lắp đặt trên nhiều dòng trực thăng của Quân đội Mỹ nhưng nó lại chỉ được sử dụng trong các chiến dịch hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh Mỹ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Archive.
Có thể thấy, quân đội Mỹ đã rất nỗ lực để "xé toang màn đêm", tìm cách chiến đấu với Quân Giải phóng ngay cả khi mặt trời đã lặn. Tuy nhiên do giới hạn về khoa học công nghệ thời bấy giờ, loại vũ khí tưởng chừng như hiện đại này lại mang tới khá nhiều phiền phức cho binh lính Mỹ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Archive.
Trực thăng UH-1 - loại trực thăng đa dụng sẽ không còn khả năng chở quân khi nó mang theo dàn kính nhìn đêm cồng kềnh. Nguồn ảnh: Aviation.
Một số loại kính nhìn đêm cũng được bộ binh Mỹ đưa vào sử dụng với số lượng cực kỳ hạn chế. Tuy nhiên kích thước quá cồng kềnh, pin kém và dễ hỏng hóc là điều khiến những thứ vũ khí này gần như không đóng góp được gì vào cuộc chiến. Nguồn ảnh: Meseu.
Tới đầu năm 80 - khi cuộc Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, quân đội Mỹ mới có đủ công nghệ và trình độ để đặt kính nhìn đêm vào trong các thiết bị nhỏ bé giúp bộ binh chiến đấu trên chiến trường. Nguồn ảnh: USAR.
Tới nay, các loại thiết bị kính nhìn đêm thậm chí còn nhỏ hơn cả một chiếc điện thoại di động và là một trong những loại trang bị không thể thiếu trong tác chiến đánh đêm của quân đội các nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Medium.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.