Chống dịch như chống giặc: Tuyệt đối không lơ là dịch tả heo châu Phi

P.V Thứ tư, ngày 29/05/2019 08:16 AM (GMT+7)
Dịch tả lợn châu Phi (ASF) xuất hiện tại Việt Nam hồi đầu tháng 2/2019 ở tỉnh Hưng Yên, Thái Bình sau đó lan ra nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Thời gian đầu, bệnh phát sinh ở nhiều nơi song lẻ tẻ, phạm vi các hộ nhỏ lẻ nhưng chỉ một thời gian ngắn bùng phát thành đại dịch cho ngành chăn nuôi heo phía Bắc. Đến cuối tháng 4/2019, ASF lan đến miền Nam, ngay thủ phủ chăn nuôi heo Đồng Nai và một số tỉnh khác như Bình Phước, Hậu Giang…
Bình luận 0

Diễn biến phức tạp

Tính đến ngày 24/5, đã có 42 tỉnh, thành phố trong cả nước có bệnh ASF, số heo phải tiêu hủy khoảng 1,7 triệu con, chiếm trên 5% tổng đàn heo cả nước. Một số nơi dịch đã qua 30 ngày (như Thừa Thiên – Huế) nhưng bệnh đã quay trở lại cho thấy tính chất phức tạp của bệnh ASF. Vậy nguyên nhân là do đâu? Do dịch bệnh thực sự nguy hiểm hay do con người chưa đủ kiến thức và sự cẩn trọng khiến cho dịch bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh hơn hay tái đi tái lại?

Theo các chuyên gia về thú y, ASF là bệnh truyền nhiễm trên heo rất nguy hiểm, có thể gây chết 100% số heo mắc bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh. Virus ASF có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm thịt lợn như xúc xích, giăm bông,… vài chục ngày đến 1.000 ngày (ở thịt đông lạnh). Virus có khả năng chịu được nhiệt độ 56°C trong 70 phút, 70°C trong 20 phút, 100°C trong 1 phút; có thể tồn tại trong môi trường có độ pH từ 3,5-11,5 và ở các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, quần áo của người chăn nuôi trong nhiều ngày.

Thời gian gần đây, bệnh ASF bùng phát mạnh mẽ trên khắp cả nước do thời tiết nắng nóng cộng thêm những cơn mưa đầu mùa thuận lợi cho virus phát triển cùng những vấn đề nội tại của ngành chăn nuôi heo Việt Nam. Đó là, mật độ chăn nuôi cao, chủ yếu nhỏ lẻ, vệ sinh thú y và an toàn sinh học không tốt. Cùng với đó là tình trạng buôn bán, vận chuyển, giết mổ heo bệnh, heo nghi mắc bệnh vẫn còn xảy ra gây lây lan dịch bệnh. Ổ bệnh ASF tại xã Bình Minh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) là do hộ chăn nuôi ở cạnh 2 hộ giết mổ không phép có tiếp nhận heo bệnh, heo chết về mổ.

Tại một số địa phương, người dân còn vứt xác lợn ra môi trường (vườn nhà, sông suối, ao, rạch, ven đường). Hành động kém ý thức và vô trách nhiệm này của một số người dân khiến cho không chỉ ASF mà nhiều bệnh khác có nguy cơ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng nặng nề tới ngành chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng cũng như môi trường. Rõ ràng, chính con người là tác nhân khiến cho bệnh dịch này bùng phát mạnh mẽ và nếu những hiện tượng này không được khắc phục, có lẽ còn rất lâu ASF mới có thể được kiểm soát tại Việt Nam.

Những khuyến cáo của Cargill để phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi.

Cần tập trung toàn lực để phòng ngừa

Dịch ASF đang diễn biến phức tạp, chính phủ và các cơ quan coi nhiệm vụ phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi lúc này là vấn đề trọng tâm. Tuy vậy, để kiểm soát sự lây lan nhanh chóng của ASF, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền, người chăn nuôi không nên quá hoang mang, mà cần chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn triển khai các biện pháp ứng phó.

Với người chăn nuôi, việc chủ động và nâng cao các biện pháp an toàn sinh học là điều tiên quyết giúp phòng bệnh ASF. Ngoài thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại, sát trùng người và phương tiện ra ngoài trại….thì việc chọn thức ăn, nước uống cho heo cũng cần đặc biệt lưu ý để tránh nhiễm bệnh.

Về thức ăn, tuyệt đối không được cho heo ăn thức ăn thừa, phụ phẩm chế biến từ nhà bếp chưa qua nấu chín bởi nguy cơ nhiễm virus ASF rất cao. Cụ thể, trong thức ăn thừa hoặc phụ phẩm chế biến từ nhà bếp, quán ăn, các cơ sở sản xuất thực phẩm có thể lẫn thịt heo, và các sản phẩm chế biến từ heo nhiễm virus ASF. Trong bối cảnh dịch bệnh này, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên chọn thức ăn chế biến sẵn cho heo và nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu từ những hãng uy tín để bảo đảm chất lượng, tránh mua sản phẩm trôi nổi dù giá rẻ.

Nguồn nước sử dụng cho heo phải sạch và được xử lý, tiệt trùng bởi vì mầm bệnh có thể tồn tại trong nước trong 60 ngày. Do đó, phải xử lý nước giống như nước sinh hoạt trước khi sử dụng. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng nước sông làm nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi. Đối với các trại sử dụng nước mặt (Ao, hồ) phải thường xuyên kiểm ra, kiểm soát tình trạng nguồn nước, đặc biệt tuyệt đối không vứt xác động vật chết xuống ao sử dụng nước cho chăn nuôi (Xử lý nước, tiệt trùng như nước sinh hoạt trước khi tắm heo và sử dụng trong trại).

7 điều nên và không nên

Với kinh nghiệm phòng chống ASF của một Tập đoàn dinh dưỡng vật nuôi toàn cầu và với kinh nghiệm gần 25 năm phục vụ người chăn nuôi Việt Nam với những dòng sản phẩm thức ăn chất lượng cao cho gia súc, gia cầm và thủy sản, Cargill (Mỹ) lưu ý người chăn nuôi những điều sau nhằm ngăn ngừa và quản lý ASF:

img

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem