Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ 5
-
Cách đây 25 năm, 1 người phụ nữ đảm đang đã rủ chồng lặn lội lên mảnh đất Sa Pa (Lào Cai) trồng rau, hoa xứ lạnh. Đó là chị Đỗ Thị Liên, người đang “chèo lái” con thuyền Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) Hoa Đào ở thị trấn Sa Pa...
-
Đang thành công với việc thiết kế thời trang công nghiệp, bà Nguyễn Thị Kim Xuân quyết định chuyển sang làm ruộng công nghệ cao, và tạo nên “sự khác biệt” lớn về năng suất, chất lượng sản phẩm.
-
Ông là người đầu tiên đưa cây cam Canh về trồng trên đất Hồng Giang và “ép” thành công cam ra quả theo ý muốn. Từ vài chục gốc cam, nay ông đã có gần 5ha, mỗi năm thu hàng chục tấn quả, thu về hàng tỷ đồng. Ông là Bùi Đức Long, ở phố Kép (Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang).
-
Từng đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan nhiều năm, cuối cùng vợ chồng anh Nguyễn Đăng Quý và chị Đặng Thị Cuối ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội, bị cây rau sạch “hút hồn”. Hai anh chị đã trở về nơi chôn nhau cắt rốn, thực hiện ước mơ trồng rau sạch.
-
Mấy ai có thể ngờ, ở tuổi thượng thọ (80 tuổi), cụ Tư Hà (Võ Thị Hà, ở xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, Long An) lại hăng hái... khởi nghiệp, mà lại làm nghề chăn nuôi bò. Chưa hết, “sốc” hơn khi cụ bỏ ra tiền tỷ đầu tư trang trại.
-
Đang làm cán bộ nhà nước, chị Nguyễn Thị Liên, dân tộc Tày, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can (Lâm Bình, Tuyên Quang) lại xin nghỉ việc để “rẽ ngang” sang chăn nuôi lợn đen. Chị có bí quyết để lợn đen - lợn đặc sản vốn được người dân nuôi thả rông đó là dùng "cây tăng trọng".
-
Tiền Giang có đàn yến nhà lớn nhất nước, công đầu thuộc về lão nông tri điền Mười Thiết (Trần Văn Thiết) với hàng chục năm nhọc nhằn gắn với nghề nuôi đàn yến miệt Gò Công. Điều đặc biệt, đàn chim yến nhà lão nông Mười Thiết lại được gây dựng từ 1 cặp chim yến bay lạc vào nhà.
Chủ đề nóng