Gương nông dân Việt Nam xuất sắc 2017
-
Hôm nay, 5.10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN), Ban Tổ chức Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” đã tổ chức buổi họp báo công bố 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017, 24 Gương mặt 30 năm Đổi mới và Chương trình truyền hình trực tiếp “Tự hào Nông dân Việt Nam” lần thứ 5.
-
Bằng việc sáng chế ra những loại máy móc ưu việt phục vụ sản xuất nông nghiệp, anh nông dân Trần Đình Lai (SN 1975, ngụ xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) không chỉ giúp nhiều nhà nông giải phóng sức lao động mà còn thu về tiền tỷ.
-
Khi nhắc đến ông Hoàng Văn Chinh, người dân xóm 5 Nam Phong, xã Hưng Đạo, TP.Cao Bằng (Cao Bằng) luôn trầm trồ cảm phục. Dù bị thương nặng trong chiến tranh biên giới phía Bắc, nhưng ông đã đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, làm động lực cho dân cả xóm vượt khó khăn vươn lên khấm khá…Với 400 trụ thanh long trồng trên đất núi đá, mỗi năm gia đình ông thu trên dưới 300 triệu đồng.
-
Dắt chúng tôi đi giữa bát ngát vườn tiêu, nông dân Trần Lộc kể lại quãng đời lập nghiệp đầy gian truân để thành “nông dân triệu đô” hôm nay. Ông bảo: “Dù giàu bao nhiêu, tài sản nhiều bao nhiêu tôi cũng không bao giờ quên những ngày lấy nghề phu trầm làm kế sinh nhai. Đó là dấu ấn theo suốt cuộc đời tôi”.
-
Từ năm 2012 -2016, anh Hà Văn Mạn, thôn Lủng Coóc, xã Quân Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) liên tục đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp T.Ư, trong đó năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015.
-
Từ nuôi gà đẻ trứng thương phẩm đến thả cá, ba ba… anh Vũ Văn Yên (SN 1971) ở thôn Nội, xã Minh Hòa, huyện Kinh Môn, Hải Dương đã biến chuyển cả những cánh đồng, mảnh ruộng từ chỗ ngút ngàn cỏ lác thành trang trại cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
-
Trong cơn khủng hoảng giá lợn kéo dài mấy tháng vừa qua, Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ gồm 36 hộ nuôi lợn vững tâm vượt qua. Có được điều này là nhờ 1 phần lớn bản lĩnh cầm lái của ông Giám đốc Nguyễn Văn Thanh. Bản lĩnh này vốn được ông Thanh tôi rèn trong mấy chục năm gắn bó với nghề nuôi lợn và trải qua bao thăng trầm, sóng gió...
-
Câu nói “liều thì ăn nhiều” có lẽ đúng với trường hợp của anh Nguyễn Đức Thụ. Trong khi người ta thích “bờ xôi ruộng mật” để làm ruộng thì anh lại gom đất ngập úng đồng trũng để làm trang trại thả cá, nuôi lợn. Thời điểm đó, hàng xóm láng giềng nghĩ anh là một "kẻ liều lĩnh". Nhưng hiện nay, ai cũng khâm phục anh Thụ khi gia đình anh thu được tiền tỷ từ trang trại chăn nuôi lợn, cá...
-
Từ bàn tay trắng, phải thuê đất của bà con để trồng chuối, lão nông người Mông Thảo Dìn, ở thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã trở thành “đại gia” phố núi, với thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Người trong thôn Cốc Phương gọi ông Dìn là “vua chuối”.
-
Mồ côi cha, rời ghế cán bộ nông nghiệp xã, anh Từ Ngọc Ngà, ngụ ở xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, (Trà Vinh) về làm ruộng, trồng ớt. Anh Ngà lập ra Hợp tác xã nông nghiệp Thành công ăn nên làm ra mà nhiều người gọi vắn tắt là Hợp tác xã ớt...
-
Người ta thường nói “một nghề thì sống, đống nghề thì chết”, nhưng với bà Dương Thị Lan ở bản Tại, xã Tân Lập (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) thì lại khác. Từ phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, người phụ nữ dân tộc Tày này đã “phất lên” thành tỷ phú.
-
Vừa nuôi tôm, sò huyết, cua vừa trực tiếp tham gia mua bán thủy sản với các công ty, đầu mối lớn, chị Phạm Thị Loan (SN 1970, ngụ ấp Xẻo Quao, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) thu về tiền tỷ hàng năm. Chị cũng đóng góp nhiều cho an sinh xã hội ở địa phương...
Chủ đề nóng