Siêu uỷ ban quản lý vốn Nhà nước
-
Bàn giao EVN, PVN, TKV, Vinachem, Petrolimex, Vinataba sang "siêu uỷ ban" quản lý 2,3 triệu tỷ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết dù các tập đoàn, tổng công ty đã được chuyển giao về Ủy ban, nhưng Bộ Công Thương, ngoài chức năng quản lý nhà nước, Bộ vẫn dõi theo bước chân của các tập đoàn, tổng công ty.
-
Trước khi được Thủ tướng điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Hồ Sỹ Hùng từng có 20 năm làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy, sau gần nửa tháng đi vào hoạt động, "siêu uỷ ban" quản lý 2,3 triệu tỷ có 1 chủ tịch và hai phó chủ tịch.
-
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) được chuyển giao về “Siêu ủy ban” quản lý 2,3 triệu tỷ với con số lỗ lũy kế hơn 802 tỷ đồng, 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ và khoản nợ khó đòi hơn 1.200 tỷ đồng với Đạm Ninh Bình. Đây sẽ là bài toán khó giải của "Siêu uỷ ban" quản lý 2,3 triệu tỷ và chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh khi Vinachem chuyển về.
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh phải xây dựng một Ủy ban quản lý vốn Nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại và chống tình trạng tham nhũng, tiêu cực, "sân trước sân sau", người nhà trong kinh doanh. Thủ tướng cũng động viên các bộ không lo giảm vai trò khi doanh nghiệp về "siêu uỷ ban".
-
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Phú Hà đã công tác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư được 21 năm và giữ vị trí Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-
Sau hơn 8 tháng thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đã tổ chức Lễ ra mắt vào chiều hôm nay, ngày 30.9. Bắt đầu tư tháng 10, "siêu ủy ban" sẽ tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 DNNN với số vốn chủ sở hữu Nhà nước là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng.
-
Chiều nay, ngày 30.9, "siêu uỷ ban" quản lý 1,5 triệu tỷ sẽ chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Nhân sự cũng sẽ được kiện toàn với cơ cấu: ông Nguyễn Hoàng Anh là Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và sẽ trao quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phú Hà giữ chức vụ Phó Chủ tịch.
-
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một trong những doanh nghiệp Nhà nước sẽ về "siêu uỷ ban" quản lý 1,5 triệu tỷ trong vài ngày tới. Tuy nhiên, với những con số hơn 35 nghìn tỷ đầu tư tài chính không rõ hiệu quả, hàng loạt công ty con thua lỗ... sẽ là gánh nặng với "siêu uỷ ban" quản lý 1,5 triệu tỷ và ông Nguyễn Hoàng Anh.
-
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cái tên được nhắc đến nhiều nhất thời gian qua do kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm, 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ và khoản lỗ lũy kế gần 3.500 tỷ đồng tại PVC thời hậu Trịnh Xuân Thanh. Đây sẽ là gánh nặng của "siêu uỷ ban" quản lý 1,5 triệu tỷ và chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh khi tập đoàn này được chuyển về.
-
"Siêu uỷ ban" quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức đi vào tháng 10 tới và quản lý 1,5 triệu tỷ đồng, tương đương gần 50% giá trị vốn Nhà nước tại DN. Chuyên gia cho rằng người quản lý "siêu uỷ ban" phải là người kỹ trị, chứ không phải nhà chính trị. Ông Nguyễn Hoàng Anh được bổ nhiệm làm Chủ tịch là cựu Bí thư tỉnh Cao Bằng.
-
Theo cơ chế, lương và thu nhập của lãnh đạo "Siêu Uỷ ban" quản lý vốn tương đương bộ trưởng. Theo Nghị quyết 730, lương bộ trưởng từ ngày 1.7.2017 là 13.390.000 đồng tháng. Như vậy, ông Nguyễn Hoàng Anh, chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ có mức lương hơn 13,3 triệu đồng/tháng?
-
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cho biết từ khi thành lập Uỷ ban tới nay, các cán bộ lãnh đạo và biệt phái đã dự thảo 44 quy chế hoạt động nội bộ và liên ngành và có thể ra mắt “Siêu Uỷ ban” quản lý vốn Nhà nước chậm nhất vào đầu tháng 10.2018 tới.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đáng chú ý có bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh,cựu Bí thư tỉnh Cao Bằng giữ chức chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước.
Chủ đề nóng