Chư Pưh

  • Không cố gắng phục hồi vườn tiêu đang chết dần, chết mòn, ông Trần Quốc Toản ( 39 tuổi, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã phá bỏ tiêu, tiến hành trồng thử nghiệm những cây na Thái đầu tiên ở vùng đất thủ phủ hồ tiêu. Tuy mới bước đầu thử nghiệm nhưng hiện tại vườn na, ổi của ông Toàn đang rơi vào tình trạng “cháy hàng”.
  • Chư Pưh và Chư Sê (Gia Lai) là 2 huyện từng được mệnh danh là "thủ phủ" hồ tiêu của Tây Nguyên, nhưng đến nay, "thủ phủ" tiêu chỉ còn lại những “nghĩa địa” tiêu xơ xác, trơ trọi. Những vườn tiêu bạt ngàn xanh tốt ngày nào, giờ chỉ còn là những dây tiêu khô queo, trắng trụ, còn chủ vườn phải đóng cửa đi làm ăn xa, kiếm tiền trả nợ.
  • Những ngày cuối năm, trên cánh đồng lúa cạn ở thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh (Gia Lai) xuất hiện một loài cỏ tím biếc thu hút khá đông đảo các bạn trẻ ghé thăm và lưu giữ cho mình những tấm hình đẹp.
  • Cây tiêu chết, nông dân kéo nhau trồng nghệ và giờ hàng trăm ha nghệ trên địa bàn huyện Chư Sê và huyện Chư Pưh (Gia Lai) dù đã đến thời kỳ thu hoạch, nhưng không có thương lái đến thu mua. Nhiều hộ dân đang “méo mặt” vì đào nghệ lên ế chỏng chơ thì không bán được, mà để dưới đất lâu ngày cũng thối nát.
  • Ngày 3.7, với sự chứng kiến của chính quyền xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh - tỉnh Gia Lai), đại diện Công ty TNHH Tuấn Đại An và 33 hộ nông dân mua giống chanh dây của công ty này đã có buổi họp. Kết quả cuộc họp đã chấm dứt sự việc “một phần diện tích chanh dây trồng theo dạng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Tuấn Đại An nhưng chất lượng và năng suất không như mong đợi”.
  • Sau khi Dân Việt đăng bài về công ty lừa bán giống chanh dây rồi biến mất ở Gia Lai, chúng tôi nhận được tố cáo của hàng chục nông dân khác, trong đó nhiều hộ đã cắm sổ đỏ, bán tài sản để trả nợ vì chanh dây do Công ty Tuấn Đại An cung cấp không có trái.