Tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blứ, ông Lê Quang Vang đã nghe đại diện nông dân trình bày mong muốn về giá cả, chất lượng cây giống chanh dây và phía Công ty Tuấn Đại An nêu các sai sót của nông dân trong kỹ thuật trồng, các vướng mắc trong hợp đồng dân sự giữa hai bên.
UBND xã Ia Blứ cũng thông tin về các sự việc ngoài ý muốn của hai bên như thời tiết, giá cả thị trường không như mong muốn và yêu cầu hai bên có phương án để doanh nghiệp cùng nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Công ty Tuấn Đại An tiếp tục cung cấp giống chanh dây cho nông dân.
Theo đó, đại diện 33 hộ nông dân (Bên B) và Công ty TNHH Tuấn Đại An (Bên A) đã cùng thống nhất phương án: “Xóa toàn bộ số tiền nông dân còn nợ doanh nghiệp, ngoài ra doanh nghiệp sẽ hoàn lại số tiền nông dân đã mua giống trước đó, thời gian thực hiện cam kết của hai bên chậm nhất là 60 ngày. Tổng số tiền doanh nghiệp trả lại cho nông dân là hơn 279 triệu đồng”.
Đạt được kết quả này, theo UBND xã Ia Blứ là “hai bên đều hài lòng và là đoạn kết có hậu”.
Biên bản hòa giải giữa Công ty Tuấn Đại An và nông dân
Cũng tại buổi họp này, các hộ nông dân và doanh nghiệp còn bàn thảo thêm nội dung: “Nếu còn nhu cầu hợp tác thì hai bên cùng thỏa thuận hỗ trợ, hợp tác tiếp, cung cấp giống, kỹ thuật...”. Ghi nhận trong các ngày 3 và 4.7, trong số 33 hộ nông dân của xã Ia Blứ thì có 14 hộ thống nhất tiếp tục hợp tác thay giống chanh dây cũ bằng giống chanh dây mới (giống ghép) với tổng số cây giống là 1.400 cây.
Cũng theo thỏa thuận mới này, Công ty TNHH Tuấn Đại An sẽ đưa giống, kỹ thuật về cho bà con thông qua một bên thứ ba (bên C) là đại lý của ông Trần Văn Ninh (thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh). Trong hợp đồng với bên C, hai bên A và B cũng quy định giá cả, định lượng, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của từng bên. Đây cũng là động thái thể hiện uy tín, lòng tin giữa các bên sau nhiều sự số ngoài mong muốn xảy ra trong thời gian qua.
Trước đó, sáng 3.7 (khi chưa có thỏa thuận nói trên), chúng tôi ghi nhận tại Công ty TNHH Tuấn Đại An ở địa chỉ số 38 Lý Nam Đế, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), bà Bùi Thị Diệu Hiền vẫn liên tục nghe điện thoại và chỉ đạo nhân viên chuyên chở cây chanh dây giống kèm theo từng tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật để hỗ trợ nông dân.
Theo hợp đồng do Bên A cung cấp, thì người nông dân (bên B) sẽ được thay đổi giống cây mới trong 4 tháng đầu tiên. Nhưng trên thực tế, đã quá thời hạn trên, doanh nghiệp này vẫn hỗ trợ nông dân thay đổi giống mà theo bà Hiền là để “giữ chữ tín, giữ đạo đức làm ăn dù doanh nghiệp nào cũng phải vay ngân hàng”.
Trao đổi sau “cái kết có hậu” giữa doanh nghiệp và nông dân, bà Hiền mong muốn được thông tin khách quan về thỏa thuận của doanh nghiệp với nông dân, giúp doanh nghiệp và nông dân cùng nhau vượt khó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.