Chùa cổ
-
Chợ Nẽ, chợ làng ở làng Từ Châu, xã Hoà Bình, (huyện Vũ Thư) chỉ mở họp duy nhất một lần trong năm và có lẽ là phiên chợ được tổ chức sớm nhất ở Thái Bình.
-
Qua đợt khảo sát của Bảo tàng tỉnh Bắc Giang vào năm 2022, cho thấy khu vực chùa cổ-chùa Bằng Quang (xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) hiện còn lưu giữ nhiều di vật, hiện vật cổ xưa tiêu biểu như: Gạch in hình hoa chanh, ngói mũi sen, mảnh lá để trang trí hình rồng … có niên đại thời Trần (thế kỷ 13 – 14).
-
Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện (làng khoa bảng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng.
-
Nằm cách TP Bắc Giang khoảng 20km, chùa Phúc Quang tọa lạc ngay bên cạnh tỉnh lộ 295 (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), được coi là một trong số những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất ở tỉnh Bắc Giang.
-
Quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn, tọa lạc trên đỉnh núi Đọi, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) là ngôi chùa cổ kính với gần 1000 năm tuổi. Các vật liệu kiến trúc cùng nhiều hiện vật thời Lý như tiêu bản trang trí, đồ gốm cổ, đồ sành cổ được tìm thấy.
-
Theo tài liệu nghiên cứu về 1000 năm Thăng Long do nhà văn Tô Hoài và nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc chủ biên thì chùa Cầu Đông là chùa duy nhất ở Hà Nội hiện nay thờ vợ chồng Thái sư Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, nguồn gốc và lịch sử về hai pho tượng này đến giờ vẫn là một bí ẩn.
-
Chùa Trầm tọa lạc trên núi Trầm hay còn gọi là Tử Trầm Sơn thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Chùa Trầm có lịch sử lâu đời, do Tướng quân Trần Văn Tăng khởi dựng từ khoảng năm 1515 của thế kỷ 16. Chùa Trầm cũng vinh dự được đón Bác Hồ 3 lần về thăm.
-
Chùa Cổ Lễ tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) được xây dựng từ thế kỷ 12 dưới thời vua Lý Thần Tông, thánh tổ Nguyễn Minh Không. Các văn bia còn lưu giữ cho biết, ngôi chùa có gắn bó mật thiết với Đức thánh tổ Nguyễn Minh Không-Thánh tổ nghề đúc đồng.
-
Tương truyền khi xưa các tiên nữ thấy phong cảnh đẹp nên đã dạo chơi trên núi Tiên An tại xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh), trước khi về những nàng tiên đã rửa chân, để lại dấu tích. Người dân đã xây chùa, đặt tên là chùa Chân Tiên để ghi nhớ.
-
Bí ẩn ngôi chùa cổ do con trai vua Lý Thái Tổ lập, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an ở Hà Tĩnh
Chùa Thanh Lương, toạ lạc tại thị trấn Xuân An, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có từ thời Lý, do Hoàng tử thứ 8 của Đức vua Lý Thái Tổ dựng lập khi vào trấn giữ vùng đất Hoan Châu. Ngôi cổ tự trước đây để các vua lễ phật cầu kinh, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, bảo vệ giang sơn của dân tộc.