|
Thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng nhẹ vào phút cuối |
Cụ thể, chỉ số sản xuất tại New York giảm 5,1%, chỉ số sản xuất tại Philadelphia cũng giảm còn 5,1% - thấp hơn dự đoán trước đó của các chuyên gia.
Các chỉ số chính như S&P 500, Dow Jones, Nasdaq đều mất điểm, riêng Dow Jones có lúc mất hơn 100 điểm. Các báo cáo sau đó liên quan đến thị trường lao động cho thấy số người khai báo thất nghiệp lần đầu trong tuần lễ kết thúc vào ngày 10-7 đã giảm 29.000 còn 429.000 – mức thấp nhất từ tháng 8-2008 đến nay.
Mặt khác, nhóm cổ phiếu tài chính và năng lượng về cuối phiên tăng mạnh, dẫn đầu là cổ phiếu của BP và Goldman Sachs, đã hỗ trợ sức mua tăng trở lại. Chốt phiên, chỉ số S&P 500 tăng 0,1% lên 1.096,48 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm thấp hơn 0,1% còn 10.359,31 điểm.
Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Mỹ, thị trường chứng khoán châu Âu hôm qua giảm mạnh nhất trong hai tuần. Chỉ số Stoxx Europe 600 của khu vực giảm 1,2% còn 252,97 điểm – giảm mạnh nhất từ 1-7 đến nay.
Phiên hôm qua, nhà đầu tư gom mua mạnh trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha thời hạn 15 năm, với tổng trị giá 3 tỉ euro. Thống kê cho thấy, mức cầu trái phiếu cao hơn 2,57 lần so với nguồn cung, so với tỉ lệ cung – cầu hồi tháng tư là 1,79.
Chỉ số của 15 thị trong số 18 thị trường chứng khoán tây Âu đều giảm. Chỉ số FTSE 100 giảm 0,8%, chỉ số DAX của Đức giảm 1%, chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,4%.
Thị trường chứng khoán châu Á cũng giảm trở lại từ mức cao nhất trong ba tuần, với chỉ số MSCI của khu vực châu Á Thái Bình Dương giảm 0,9% còn 116,67 điểm. Trung bình cứ bảy cổ phiếu giảm thì có hai cổ phiếu tăng. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 1,1%, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,4%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,5%.
Thúy Yên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.