Chương trình tái canh cà phê
-
Đề án tái canh cà phê đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho ngành cà phê Việt Nam, cụ thể là việc tái canh đã không làm giảm năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam mà còn tăng năng suất và sản lượng. Đáng chú ý, hiệu quả lớn nhất chính là nhiều hộ nông dân đã thay đổi ý thức sản xuất loại cây này.
-
Nhờ vốn vay ưu đãi thuộc chương trình tái canh cà phê, đến nay vườn cà phê của Công ty TNHH MTV Cà phê 720, đã được trẻ hóa, cho năng suất và chất lượng vượt trội. Đây là một minh chứng cho sự quyết tâm của doanh nghiệp và sự đồng hành của Agribank.
-
Trong 5 năm qua, chương trình tái canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện được hơn 118.000ha, đạt trên 98,5% kế hoạch, nhưng mới thực hiện chủ yếu ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông. Mặc dù các mô hình tái canh cà phê phát triển tốt, cho hiệu quả cao nhưng nhiều nông dân vẫn e ngại tái canh vì nhiều nguyên nhân.
-
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, tuy nhiên ngành cà phê còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như chất lượng (vườn cà phê, sản phẩm cà phê) còn thấp, chi phí sản xuất cao, sức cạnh tranh hạn chế. Đặc biệt, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế đến hàng trăm nghìn ha.
-
Với hơn 100.000ha cà phê già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém, việc tái canh diện tích này đang trở nên hết sức cấp thiết đối với ngành cà phê, nếu thành công có thể mở ra cho người trồng cà phê cơ hội thay đổi. Thế nhưng, dù có chính sách hỗ trợ, chương trình tái canh vẫn còn nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ.
-
Theo thống kê từ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), bên cạnh khoảng 30% diện tích cà phê già cỗi (trên 20 năm, nhiều diện tích chỉ cho năng suất khoảng 1,5 tấn/ha), vẫn còn có hơn 40.000ha cà phê dưới 20 năm tuổi sinh trưởng kém. Như vậy, tổng diện tích cà phê già cỗi cần trồng thay thế và chuyển đổi trong 5 - 10 năm tới là khoảng 140.000 - 160.000ha.
-
Là tỉnh đi đầu trong chương trình tái canh cà phê ở Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện 47.000 ha đến nay đã vượt xa mục tiêu đặt ra. Qua chi nhánh ngân hàng Agribank đã giải ngân nguồn vốn 950 tỷ đồng cho 5.515 khách hàng để đầu tư tái canh.
-
120.000 ha cà phê già cỗi cần phải tái canh đang là vấn đề cấp thiết của cà phê Tây Nguyên. Thế nhưng, theo đánh giá, hiện việc này vẫn đang diễn ra khá chậm chạp.
-
Theo Bộ NNPTNT, trong năm 2015, cà phê Việt Nam đã sụt giảm cả về giá trị và khối lượng xuất khẩu. Có thể coi đây là một năm đầy sóng gió của mặt hàng cà phê khi bị suy giảm xuất khẩu tới trên 28%.