Đã có trẻ tử vong khi bắt chước video trên YouTube
Chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hương: Có trẻ tử vong khi bắt chước video trên YouTube
Nhân Nhân
Thứ sáu, ngày 12/03/2021 06:42 AM (GMT+7)
Nói về việc này, chuyên gia giáo dục Tiến sĩ Vũ Thu Hương (ảnh) cho biết, khoảng thời gian bắt đầu từ 0 - 9 tuổi hầu hết các con học bằng bắt chước, cảm nhận. Từ 9 tuổi trở đi các con sẽ tư duy nhiều hơn và biết phân biệt đúng sai, phải trái.
Vì vậy cho các con tiếp xúc với những video có nội dung không tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và hành động của trẻ.
"Nhưng video của Thơ Nguyễn hoặc những video độc hại khác sẽ ảnh hưởng đến các con rất nhiều. Các con sẽ không hiểu được cái mà Thơ Nguyễn lý giải là việc này không nên làm, các con chỉ bắt chước, nhớ và làm theo. Ví dụ các cháu mua búp bê về và bắt chước hành động của Thơ Nguyễn, hy vọng sẽ có kết quả cao nhưng không phải học tập. Hoặc video thí nghiệm những thứ gây nổ và trẻ học theo, quá nguy hiểm.
Trí nhớ của các con được hình thành từ việc các con chụp và ghi nhớ, chứ không phải các con xâu chuối thông tin từ đầu đến cuối như người lớn. Chính vì vậy mà có những video dạy trẻ thắt cổ, sau đó có cháu làm theo và tử vong"- bà Hương phân tích.
Theo vị chuyên gia, việc cha mẹ ỷ lại vào máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử để dạy và dỗ con trẻ là không đúng, không tốt và không an toàn. Điều nay không có lợi cho trẻ, các con chưa có có khả năng thanh lọc đâu là video độc hại, đâu là cái cần cho mình.
Trẻ em dưới 10 tuổi, các con cảm nhận bằng 5 giác quan để tiếp cận, để tìm hiểu thế giới bên ngoài. Khi tiếp xúc qua màn hình các con chỉ dùng mắt, có thể là thêm tai bởi những âm thanh được thêm vào. Nhưng các con không thể biết được con vật đó to hay bé hơn các con, hoặc những tiếng động cũng được mô phỏng theo, độ chân thật không được như thực tế.
Như vậy các giác quan còn lại của các con không sử dụng, lúc này sẽ bị giảm khả năng đi rất nhiều"- vị chuyên gia cho biết.
"Thông tin trên mạng cho các con chỉ một lượng thông tin khoảng 30%, lượng đấy không đủ để các con phát triển hoàn thiện, ngược lại nhiều trẻ còn có thể hiểu sai lệch, vì vậy bố mẹ phải quan tâm hơn và dạy dỗ con trẻ những kiến thức thực tế"- vị tiến sĩ nói
Bà Hương cũng cho rằng, chế tài xử phạt chưa đủ mức răn đe: "Họ có thể kiếm được hàng chục hàng trăm triệu đồng nhưng mức phạt chỉ vài triệu thì răn đe thế nào được. Phải có chế tài ở mức cao hơn như xử lý hình sự, may ra mới hạn chế được những hành động nguy hại tên".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.