Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm

Gia Khiêm Thứ tư, ngày 06/04/2022 08:14 AM (GMT+7)
Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng Ban Khánh tiết đình Chèm cho biết, ngôi đình thuộc loại cổ nhất nhì Việt Nam này có kiến trúc vô cùng đặc biệt. Trong đó, cung cấm nơi đặt tượng thờ rất ít người biết.
Bình luận 0

Cung cấm đình Chèm từng cấm phụ nữ không được ra vào

Mới đây, việc chặt hạ cây đa tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhận được sự quan tâm của dư luận. Tìm về đình Chèm những ngày này, lực lượng công nhân vẫn đang tu bổ các hạng mục còn dang dở. Khu vực bên ngoài đình được phủ bạt để không gây bụi, ảnh hưởng xung quanh. 

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 1.

Toàn cảnh di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm. Ảnh: Gia Khiêm

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng Ban Khánh tiết đình Chèm cho biết, nơi đây thờ Thượng đẳng thiên vương Lý Ông Trọng, tên huý là Lý Thân. Đây là nhân vật huyền thoại sống vào thời Hùng Duệ Vương và mất vào thời Thục Phán An Dương Vương. 

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng Ban Khánh tiết đình Chèm. Ảnh: Gia Khiêm

Tương truyền, ông là người trí dũng song toàn, cao lớn lạ thường, tính tình hiếu nghĩa, cương trực, được Hùng Duệ Vương tin dùng, phong chức Chỉ huy sứ thống lĩnh quân đội Văn Lang. Sau khi Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho An Dương Vương, ông cũng được trọng dụng, lúc này nhà Tần vừa thống nhất Trung Quốc do Tần Thủy Hoàng làm hoàng đế sai quân sang xâm lược nước ta. 

Ông cùng các tướng phò tá An Dương Vương đánh tan đội quân nhà Tần rất mạnh. Để giữ hòa hiếu với lân bang, An Dương Vương cử ông đi sứ sang Tần thực hiện sứ mệnh ngoại giao. 

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 3.

Cung cấm cứ mỗi ngày sóc vọng tức ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng đình có mở cửa để nhân dân chiêm bái. Ảnh: Gia Khiêm

Ngày ấy, Trung Quốc luôn bị quân Hung Nô ở phía bắc uy hiếp, biết được uy danh của Lý Ông Trọng, Tần Thủy Hoàng vời ông làm tướng, phong làm Tư lệ hiệu úy, đem 10 vạn quân đến trấn giữu đất Lâm Thao, khiến quân Hung Nô kinh hồn bạt vía không giám xâm phạm nhà Tần. Tần Thủy Hoàng cảm phục, phong chức Phụ tín hầu và gả con gái là Bạch Tĩnh Cung cho ông.

Sau khi trở về nước, ông được nhà vua phong tước Đại Vương, tiếp tục lập được nhiều công lớn. Tới khi ông mất triều đinh sắc phong là Thượng đẳng Phúc Thần, hiệu là Huy Khang Thiên Vương, nhân dân tôn xưng là Đức Thánh Chèm và lập đình thờ ở làng Chèm. Trải qua nghìn năm, ngôi đình là nơi linh thiêng, được nhân dân thờ phụng, tu bổ, dọn lễ dâng tế. 

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 4.

Tượng ông Lý Ông Trọng, bà Bạch Tĩnh Cung cao 3,2m làm bằng gỗ trầm hương quý hiếm. Ảnh: Gia Khiêm

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 5.

Hai bên là 6 người con của Đức Thánh, còn gọi là Lục vị vương và 2 nàng hầu. Ảnh: Gia Khiêm

Theo ông Thìn, đình Chèm có nhiều nét vô cùng độc đáo. Đáng chú ý tại đình có cung cấm gồm 10 pho tượng bằng gỗ trầm hương là tượng ông Lý Ông Trọng, bà Bạch Tĩnh Cung cao 3,2m, hai bên là 6 người con của Đức Thánh, còn gọi là Lục vị vương và 2 nàng hầu. Hiện nay, cứ mỗi ngày sóc vọng tức ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng đình có mở cửa để nhân dân chiêm bái.

"Gỗ tạc tượng Đức Ông, Đức Bà trước đây trôi trên sông Hồng ngay trước cửa đình. Người dân 3 làng sau đó hò nhau vớt lên tạc tượng. Xưa còn nghiêm cấm phụ nữ không được vào cung cấm, các cụ trong ban khánh tiết mới được vào làm lễ", ông Thìn tiết lộ.

Vụ "kiệu đình" lịch sử để lại câu hỏi lớn cho hậu thế 

Trưởng ban khánh tiết đình Chèm chia sẻ, trước đây, đình nằm ở phía trong đê sông Hồng nhưng cách đây hơn 200 năm có sự kiện vỡ đê Chèm nên nhân dân cho đắp lại đê như ngày nay và Đình Chèm nằm ở ngoài đê. 

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 6.

Phượng ngậm chiếu thư là bài thơ chữ Hán có tựa đề "Tứ linh thí (Thơ về tứ linh)" được nâng niu trong mây và phượng. Phía trên là hình ảnh một con rồng đang phun nước cho cá vượt vũ môn. Ảnh: Gia Khiêm

Vì ở ngoài đê nên vào những năm nước sông lên cao đình bị ngập, ảnh hưởng tới sự vững bền của đình. Không yên lòng với việc đó dân ba làng Chèm, Hoàng Xá, Liên Xá bàn nhau góp công góp của tổ chức nâng đình lên cao mà kính cẩn gọi là "kiệu đình" lên cao thêm 2,4m bằng phương pháp thủ công. Đây cũng là câu hỏi thú vị để lại cho hậu thế.

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 7.

4 trụ biểu tam quan ngoại làm uy nghi thêm ngôi đình. Ảnh: Gia Khiêm

"Việc kiệu đình kéo dài ròng rã trong vòng 1 năm (năm 1916), thời đó các kỹ thuật, công cụ dụng cụ để thực hiện công việc còn rất thủ công, thô sơ. Cứ sau tiếng trống mọi người lại hò nhau nâng đình. Đầu tiên người ta đặt các thanh giằng giữa các cột gỗ, dùng đinh đóng thuyền (đinh gỗ) đóng xuyên qua để cố định cột với thanh giằng, mục đích là tạo khối chân đế vững chắc cho các cột. Đình có 3 khối nhà riêng biệt tính từ ngoài vào là Nghi môn, Đình, Cung, có tất thảy hơn 100 cột gỗ. 

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 8.

Tưởng nhớ công ơn của đức Thánh Chèm, một người thợ mộc đã dành hơn 2 năm tự mua gỗ, tự đục, chạm hương án để cung tiến vào đình. Ảnh: Gia Khiêm

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 9.

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 10.

Đến nay, có thể nói đó là một trong những hương án đình đẹp nhất, độc đáo, tinh xảo nhất. Ảnh: Gia Khiêm

Tiếp đến là sử dụng đòn bẩy, tại mỗi chân cột gỗ được bố trí một đội thợ cầm sẵn đòn bẩy, theo tiếng gõ lệnh tất cả các đòn bẩy cùng được bẩy lên một lúc. Cũng cùng lúc đó, tại mỗi chân cột bố trí 1 người thợ đưa viên gạch Bát Tràng vào khe hở vừa được tạo ra. 

Công việc cứ phối hợp nhịp nhàng như vậy cho tới khi các cột được đưa lên chiều cao định trước. Kỳ công này được thực hiện trong khoảng thời gian gần 1 năm, chiều cao đình được kiệu lên là 2,4m, một sự sáng tạo và nhẫn nại đáng khâm phục", ông Thìn chia sẻ.

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 11.

Những bức trạm khắc tinh xảo tại nhà đình. Ảnh: Gia Khiêm

Điều đáng chú ý nữa, theo ông Thìn, đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, tiền nhị hậu công với đa dạng các hạng mục công trình, tạo nên một quy mô bề thế.

Bắt đầu là bốn trụ biểu đắp long, ly, quy, phụng, được dựng sát bờ sông, được xem là nghi môn ngoại của đình. Tiếp đến là nghi môn nội, thường được gọi là Tàu Tượng, là một tòa ba gian hai chái, mở ba cửa lớn. Hai bên đặt ông quản tượng cưỡi voi, và ngựa chiến của đức thánh.

Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, nghi môn ngoại và nghi môn nội vẫn giữ nguyên dáng vẻ. Dù nghi môn ngoại với 4 trụ biểu tương đối lớn, khá lệch về kích thước trung bình so với nghi môn nội nhưng lại vẫn hài hòa.

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 12.

Bảng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Gia Khiêm

Chuyện ít biết về "cung cấm" tại di tích quốc gia đặc biệt hơn 2.000 năm tuổi đình Chèm - Ảnh 13.

Khu vực tiểu phương đình. Ảnh: Gia Khiêm

"Đình Chèm không có 1 phương đình như các ngôi đình khác, mà ngoài phương đình ở chính giữa, còn có 2 nhà bia ở hai bên có kết cấu dạng hình vuông nên được gọi là tiểu phương đình. Hai tiểu phương đình này ngoài chức năng là nhà bia thì vào dịp lễ hội căng nhiễu, vải đỏ kín để để rước tượng đức thánh ông và đức thánh bà ra làm lễ mộc dục. Bái đường và trung đường có kết cấu hình chữ nhị được nối liền nhau. Từ bái đường đến hậu cung tạo thành kiểu kiến trúc thống nhất, từ ngoài vào trong", ông Thìn kể.

Ở Bái Đường, đình Chèm có hệ thống hoành phi câu đối cổ, nội dung phong phú, đa dạng, chữ viết đẹp như các bức hoành phi

Đình Chèm có nhiều mảng chạm độc đáo. Trong đó, có phượng ngậm chiếu thư là bài thơ chữ Hán có tựa đề "Tứ linh thí (Thơ về tứ linh)" được nâng niu trong mây và phượng. Phía trên là hình ảnh một con rồng đang phun nước cho cá vượt vũ môn. 

Tưởng nhớ công ơn của đức Thánh Chèm, một người thợ mộc đã dành hơn 2 năm tự mua gỗ, tự đục, chạm hương án để cung tiến vào đình. Đến nay, có thể nói đó là một trong những hương án đình đẹp nhất, độc đáo, tinh xảo nhất.

Mới đây Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã có văn bản gửi UBND quận Bắc Từ Liêm liên quan đến việc giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động tu bổ di tích tại đình Chèm.

Cụ thể, trong đó nêu rõ, từ những thông tin trên xác định việc chặt hạ 1 cây đa bên ngoài cổng đình, xây bịt cổng cũ tại vị trí tu bổ và xây dựng cổng mới tại vị trí khác trên hệ thống tường bao cũ di tích và việc gia cố móng phía bên dưới của lan can đá bằng biện pháp bê tông lót đá, bê tông cốt thép, đá nguyên khối xếp chồng lên nhau tại khu vực sân bia nằm cạnh tứ trụ phía ngoài cổng di tích đang xây dựng là những nội dung, chi tiết, công việc nằm ngoài hồ sơ Dự án đầu tư tu bổ di tích đình Chèm, không đúng với nội dung, yêu cầu đã được UBND quận Bắc Từ Liêm phê duyệt tại Quyết định tháng 11/2020

Trước vấn đề này, Sở đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm báo cáo kết quả bằng văn bản về UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao trước ngày 13/4.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem