Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Việc chào bán cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã được thống nhất tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, với mục đích duy trì và vực dậy tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2021.
Sau khi Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua ngày 14/7, Vietnam Airlines đang làm việc với Ủy ban Chứng khoán, các Công ty phát hành để phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tăng vốn 8.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines. Dự kiến đến hết quý 3/2021 việc tăng vốn sẽ hoàn tất.
Khoản tiền này sẽ được sử dụng để trả nợ các khoản vay ở các tổ chức tín dụng đã quá hạn; trả các khoản nợ vay mà Vietnam Airlines đang nợ các nhà cung ứng, đặc biệt là các đơn vị cho thuê máy bay; bổ sung các dòng vốn lưu động của Vietnam Airlines để đảm bảo sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Hiện nay, Cổ đông chiến lược ANA Holdings đến từ Nhật Bản đang nắm giữ 8,77% vốn điều lệ của Vietnam Airlines nên được quyền mua hơn 70 triệu cổ phiếu. Mặc dù, nắm quyền tự quyết, nhưng ANA Holdings đã chuyển nhượng toàn bộ quyền mua này cho người lao động của Vietnam Airlines.
Để phân phối số cổ phiếu nêu trên, đoàn tiếp viên Vietnam Airlines đã ra thông báo về việc phân phối số quyền mua nói trên. Theo đó, cán bộ nhân viên văn phòng và tiếp viên cơ hữu có hệ số phân bổ là 1, mỗi người được dự kiến mua tối đa 5.737 cổ phiếu, trị giá hơn 57 triệu đồng.
Tiếp viên ALS (lao động thời vụ ký hợp đồng qua CTCP Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không Alsimexco) có hệ số phân bổ là 0,5; tức là mỗi người được dự kiến mua tối đa 2.868 cổ phiếu, trị giá gần 29 triệu đồng.
Tổng cộng, 70 triệu cổ phiếu thuộc quyền mua của ANA Holdings sẽ được phân phối cho trên 15.100 người lao động. Giá phát hành 10.000 đồng/cp tương đương khoảng 41% giá cổ phiếu HVN hiện nay trên thị trường chứng khoán.
Từ đầu năm 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn rất nhiều so với dự báo. Hai đợt dịch Covid-19 bùng phát đúng vào dịp cao điểm Tết và ngay trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã tác động tiêu cực đến ngành hàng không, đẩy Vietnam Airlines vào tình trạng thua lỗ và thâm hụt dòng tiền nghiêm trọng.
Dựa trên những phân tích, đánh giá về tình hình thị trường, trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngay từ đầu năm 2021, Vietnam Airlines đã xác định đây sẽ là năm vô cùng khó khăn. Tình hình tài chính của Vietnam Airlines đã bị suy yếu sau những ảnh hưởng của dịch Covid-19 năm 2020.
Vietnam Airlines đã chủ động có sự chuẩn bị, đánh giá, xây dựng nhiều phương án kịch bản ứng phó tương ứng với các kịch bản thị trường và diễn biến dịch bệnh khác nhau, tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước. Vietnam Airlines thực hiện quyết liệt việc đàm phán giảm giá với các đối tác để giảm chi phí và giảm áp lực dòng tiền.
Ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết, Vietnam Airlines đã phải tự tái cơ cấu toàn diện để cắt giảm chi phí. Hàng loạt kế hoạch được đưa ra như: Tái cơ cấu tài chính, giãn hoãn các khoản vay; tái cơ cấu Paciffic Airlines; triển khai huy động vốn từ các đối tác, chở khách hồi hương...
Đồng thời, điều chỉnh công tác lao động, tiền lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, dừng thuê phi công nước ngoài (từ tháng 3-7/2020)... Việc nhanh chóng đưa ra các giải pháp đó đã giúp mức lỗ của Vietnam Airlines giảm khoảng 5.000 tỷ đồng so với dự kiến.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.