Ông Hà Sỹ Đồng chia sẻ kinh nghiệm cấp chứng chỉ FSC cho rừng trồng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị:
Từ thực tiễn sản xuất của tỉnh Quảng Trị, tôi cho rằng muốn xây dựng chứng chỉ FSC thì chủ rừng phải thực sự nỗ lực, chính quyền địa phương chỉ hỗ trợ một phần, cộng đồng người dân ở địa bàn đó cũng phải đồng hành, cam kết, liên kết lẫn nhau trong các hoạt động quản lý, bảo vệ, vận chuyển, chế biến lâm sản. Thực tế cho thấy hoạt động sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ rừng có liên quan đến rất nhiều người dân trong khu vực. Muốn làm được trước hết phải tuyên truyền để cộng đồng dân cư chỗ có rừng thấy được mình sẽ được lợi ích cả về kinh tế, xã hội, môi trường.
Hàng năm, lợi nhuận của chủ rừng cũng cần phải chia sẻ với cộng đồng dân cư, để khi có sự cố xảy ra, người dân mới cùng tham gia, cùng bảo vệ. Đi đầu cho việc này, trưởng thôn, trưởng bản phải gương mẫu, ký cam kết tham gia bảo vệ rừng.
Muốn giữ được rừng, cách hiệu quả nhất là để người dân thấy rõ họ được hưởng lợi từ rừng, giúp họ có công ăn việc làm từ bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng… Tóm lại là các bên liên quan phải cùng được chia sẻ quyền lợi.
Tại Quảng Trị, giá trị thu nhập từ diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC ngày càng tăng, ví dụ gỗ thường được 1 triệu thì gỗ FSC phải được 1,3 triệu.
Hiện, Quảng Trị đã có 3 công ty lâm nghiệp và 2 hộ trồng rừng được cấp chứng chỉ FSC; đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ, chúng tôi đang khuyến cáo tham gia HTX, nhóm hộ, tổ hợp tác để được cấp chứng chỉ FSC nhằm sản xuất rừng bền vững.
Nếu tất cả các khu rừng của chúng ta được cấp chứng chỉ FSC thì công tác thực hiện Luật của chúng ta sẽ đỡ đi rất nhiều. Và nếu cả các khu rừng tự nhiên cũng được cấp chứng chỉ thì sau này chúng ta sẽ có cơ hội tham gia thị trường các bon RED+.
Hiện tại Quảng Trị có hơn 25.000ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, trong đó rừng Cty Lâm nghiệp Bến Hải gần 10 ngàn ha, Cty Lâm nghiệp Triệu Hải hơn 5.200 ha, Cty Lâm nghiệp Đường 9 có hơn 5 ngàn ha và số hộ gia đình có 5 ngàn ha…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.