Cổ nhân dạy "một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn": Lỗi nhiều người dễ mắc phải

Thứ hai, ngày 14/02/2022 12:32 PM (GMT+7)
Theo quan niệm của người xưa, cửa nhà quyết định rất nhiều đến hưng thịnh cũng như tài lộc của một gia đình.
Bình luận 0

Nền văn hóa Trung Quốc có lịch sử lâu đời và nhiều giá trị quý báu. Trong quá trình hình thành và phát triển, người xưa đã có những chiêm nghiệm sâu sắc và đúc kết thành những bài học quý giá.

Một trong những lời dạy cổ xưa mà tổ tiên người Trung Hoa để lại đó là: "Một nhà có hai cửa, cả của lẫn người khó mà toàn vẹn".

Sau này, các chuyên gia đã giải thích ý nghĩa của câu nói trên qua 3 khía cạnh: Phong thủy, tâm lý học và khoa học.

01. Giải thích của phong thủy

Người xưa cho rằng xây nhà là một việc rất quan trọng. Do đó, khi làm nhà, người ta thường chú trọng đến yếu tố phong thủy.

Đối với một ngôi nhà thì chắc chắn cánh cửa là điều không thể thiếu. Vì cửa được ví như bộ mặt của ngôi nhà. Không những vậy, đây cũng là nơi đầu tiên đón tài lộc vào tổ ấm.

Cổ nhân dạy "một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn": Lỗi nhiều người dễ mắc phải - Ảnh 1.

Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn. Ảnh: Sina

Vì vậy, người xưa khi làm nhà thì cửa ra vào là một trong những thứ được quan tâm hàng đầu. Dẫu đây là nơi đón lộc, theo lẽ thường thì càng nhiều cửa sẽ càng đón nhiều may mắn. Nhưng người xưa lại căn dặn không được có hai cửa.

Lý do là bởi điều này sẽ khiến tài lộc trong nhà bị thất thoát ra ngoài, gây hao tài tốn của.

Có ai đó sẽ nói rằng trong một số ngôi nhà cổ, rõ ràng là có 2 hoặc 3 cửa ra vào. Nhưng chỉ cần quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những cánh cửa này không rộng bằng cửa ra vào. Xưa nay người ta không gọi chúng là cửa chính mà đặt tên là cửa hông hoặc cửa hậu.

02. Giải thích của tâm lý học

Một cách lý giải khác cho rằng nếu một ngôi nhà mở ra hai cửa có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận. Nhà là nơi tụ họp của một gia đình. Bởi vậy, không gian trong tổ ấm thường gắn kết mọi người lại với nhau.

Nhưng đối với những gia đình có mối quan hệ bất hòa, mọi người sẽ ra vào qua các cửa khác nhau để tránh cảm giác lúng túng hoặc khó chịu do gặp gỡ.

Nhưng tránh né kiểu này chỉ là nhất thời, suy cho cùng vẫn sống chung dưới một mái nhà. Điều này lâu ngày sẽ gây ra thêm nhiều mâu thuẫn, bất bình. Khi tình trạng này tích tụ đến một ngưỡng nhất định, gia đình dễ tan vỡ.

Người xưa chú trọng đến vai trò của mái ấm. Gia đình mà tan nát thì làm sao tiếp tục hưng vượng được? Vì vậy, khi làm nhà, người xưa sẽ không mở hai cửa vào nhà với hy vọng gắn kết các thành viên trong gia đình và tránh sự tan vỡ.

03. Giải thích của khoa học

Cách giải thích thứ ba có cơ sở khoa học hơn. Theo đó, người ta tin rằng nếu một ngôi nhà có hai cửa mở thì chẳng khác nào tạo thêm 1 lối thoát hiểm cho kẻ trộm khi vào nhà ăn trộm.

Đặc biệt trong những gia đình vắng người, việc có hai cửa sẽ càng tạo cơ hội cho kẻ xấu "giở trò". Kết quả, không chỉ tiền mà gia chủ cũng có thể bị đe dọa.

Vì vậy, người xưa khi xây nhà, điều tối kỵ là không nên làm hai cửa. Trong trường hợp bất đắc dĩ, việc thiết kế những cửa nhỏ cũng giúp giảm nguy cơ rủi ro khi có kẻ xấu đột nhập.

PV (Theo Pháp luật và Bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem