Cổ phần hóa agribank
-
Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
-
Khởi động cổ phần hóa từ 2007 nhưng 14 năm nay, tiến trình trở thành ngân hàng đại chúng của Agribank vẫn chưa về đích. Ngoài vấn đề về nhà, đất, việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cũng là bài toán khó giải đối với nhà băng này.
-
Trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Vietcombank, Agribank, BIDV và VietinBank, Agibank vẫn chưa thể cổ phần hóa vì còn “kẹt” tại 76 cơ sở nhà đất, trong khi BIDV đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt phương án tăng vốn.
-
Ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), vừa chính thức nghỉ hưu theo chế độ kể từ ngày 1/11. Lợi nhuận và nợ xấu là những điểm sáng trong hơn 5 năm ngồi "ghế nóng" tại nhà băng này của ông Khánh. Trong khi, cổ phần hóa và câu chuyện tăng vốn vẫn còn "ngổn ngang".
-
Agribank kiến nghị Chính phủ và NHNN sớm xem xét cấp bổ sung 20.000 tỷ đồng vốn điều lệ từ ngân sách Nhà nước theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt và lộ trình đã báo cáo NHNN. Trong trường hợp chưa được cấp bổ sung vốn điều lệ cho phép Agribank để lại một phần số tiền thu từ nợ đã xử lý rủi ro để tăng vốn điều lệ.
-
Với việc lãi trước thuế tới 8.200 tỷ đồng, Agribank đã hoàn thành tới 82% kế hoạch cả năm 2019 chỉ sau 7 tháng.
-
Theo đại diện Bộ Tài chính, Agribank sẽ phải tính toán lại, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ có chốt cổ phần hóa vào 1.1.2019 hay không do nắm trong tay tới 4 triệu m2 đất. Trong đó, có nhiều trường hợp đất đai không có giấy tờ.
-
Tại Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết 42, ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch HĐTV Agribank, cho biết việc cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và nhanh nhất cũng phải đến năm 2020 mới có thể thực hiện IPO. Ngoài ra, Agribank cũng xin cấp bù lãi suất do đối tượng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp.