Cổ phần hóa DNNN

  • Cổ phần hoá đã và đang được Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt, tránh tình trạng thất thoát. Nhưng trên thực tế, hàng nghìn tỷ đồng tài sản đã thất thoát, nhiều DNNN sau cổ phần hoá thành công ty tư nhân, gia đình trị và ngân sách thì thất thu vì tài sản không được tính đúng tính đủ...
  • Tính đến tháng 9 vừa qua có tới 755 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cổ phần hóa vẫn chưa niêm yết/đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, trong số đó có tới 601 DN thuộc danh sách Bộ Tài chính đưa ra từ 2 năm trước.
  • “Tôi muốn nói là có đồng chí không chỉ 1 "sân sau" mà còn 2-3, thậm chí là 12-13, 13-14 "sân sau", tôi không tiện nêu tên. Có đồng chí có đầy đủ "sân sau" buôn bán nguyên vật liệu. Tôi khẳng định không phải là Thủ tướng không biết đâu”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
  • Đề cập đến việc chậm xử lý 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cảnh báo “có khả năng để DN đó (dự án đang thua lỗ - PV) để giảm bớt khấu hao vô hình và hữu hình, rồi người ta mua rẻ lại. Ngoài ra, còn có hiện tượng cài cắm một số nhân sự vào doanh nghiệp để thôn tính, có thể tạo ra Vũ nhôm khác".
  • Trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi là nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng và nhà máy thép Việt Trung, 4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định.
  • Phản hồi thông tin về cổ phần hóa DN ngành giao thông do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cung cấp, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) kiến nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xem xét, kiểm tra một cách nghiêm túc trường hợp 2 doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa trong ít năm gần đây.
  • Xung quanh câu chuyện quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016, ĐBQH Hoàng Văn Cường đặt vấn đề, dù DNNN lỗ nhưng không ai phải chịu trách nhiệm, chưa có ai bị mất chức hay đi tù do quản lý yếu kém để DNNN lỗ
  • Đặc điểm chung, các phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của những tập đoàn, tổng công ty cung cấp ra thị trường lượng cổ phần quá lớn. Do đó, dù số lượng nhà đầu tư tổ chức và cá nhân rất đông song năng lực tài chính lại không đủ thẩm thấu nguồn cung khủng này. Điểm lại các thương vụ IPO lớn không thành công thì hoàn toàn thiếu vắng sự tham dự của các nhà đầu tư nước ngoài.
  • Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hiện chỉ lớn về mặt số lượng khi 96,5% số DNNN được cổ phần hóa nhưng trên thực tế chỉ khoảng 8% số vốn trong các DNNN được cổ phần hóa, chuyển giao cho khu vực tư nhân.
  • Nhà đầu tư chiến lược của DNNN tiến hành cổ phần hóa sẽ phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của DN cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 3 năm theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành. Những “bi kịch” như sự việc thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam sẽ không còn nhiều cơ hội lặp lại.