Cơ thể thay đổi thế nào khi chuyển giờ ăn tối 21h sang 18h?

Thứ bảy, ngày 20/07/2024 23:49 PM (GMT+7)
Ăn tối sớm hơn có thể ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến sức khỏe và tinh thần của bạn.
Bình luận 0
Cơ thể thay đổi thế nào khi chuyển giờ ăn tối 21h sang 18h?- Ảnh 1.

Ăn tối sớm (khoảng 18h) sẽ tốt cho sức khỏe. Ảnh - AI: Ngọc Thùy

Vì sao nên ăn tối sớm hơn?

Nhiều gia đình thường có thói quen ăn tối muộn (khoảng 21h). Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, việc chuyển bữa tối sang thời gian sớm hơn (khoảng 18h), có thể tác động tích cực lên sức khỏe của bạn.

Tiến sĩ Pranav Honnavara Srinivasan, bác sĩ tư vấn chuyên khoa hóa tại Bệnh viện Fortis, Bengaluru (Ấn Độ) cho biết, việc chuyển bữa tối từ 21h hoặc 21h30p sang 18h sẽ tạo ra một loạt thay đổi trong cơ thể bạn.

Trong đó, bạn có thể sẽ nhận được mức tăng năng lượng ngay lập tức vào buổi tối, vì các khối cơ của bạn có thể không phải “bận rộn” cho việc tiêu hóa một bữa ăn nặng trước khi đi ngủ.

Sự thay đổi này cũng có thể làm giảm các khó chịu về tiêu hóa thông thường như ợ nóng và khó tiêu vào ban đêm, vì dạ dày của bạn có nhiều thời gian hơn để làm trống trước khi bạn nghỉ ngơi.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nội dung và Chuyển hóa Lâm sàng (Hoa Kỳ) cho thấy rằng, ăn tối sớm giúp lượng đường trong máu ổn định hơn trong suốt đêm, có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ và tỉnh táo vào buổi sáng.

Ăn tối sớm hơn phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể

Tiến sĩ Srinivasan khẳng định, ăn tối sớm hơn phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể bạn, tác động đến quá trình sinh lý khác nhau, bao gồm cả quá trình trao đổi chất.

Ông nói thêm, “Việc kết thúc bữa tối trước 18h chiều sẽ cải thiện các dấu hiệu chuyển hóa như lượng đường trong máu lúc đói và quản lý lượng insulin nhạy cảm.

Tác động đến chất lượng giấc ngủ

Tiến sĩ Srinivasan cho biết, ăn tối sớm sẽ tạo ra khoảng cách dài hơn trước khi đi ngủ, cho phép tiêu hóa tối ưu và giảm thiểu tình trạng gián đoạn giấc ngủ do nhiệt độ cơ thể tăng và lượng đường trong máu dao động. Khoảng cách kéo dài này có thể dẫn đến giấc ngủ sâu hơn, thư giãn hơn.

Ông Srinivasan nói rằng: “một nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì phát hiện ra rằng những người tham gia chuyển sang ăn tối sớm hơn đã cải thiện được thời gian và chất lượng giấc ngủ cũng như tăng cường năng lượng vào ngày hôm sau. Những phát hiện này làm nổi bật tiềm năng của việc ăn tối sớm như một chiến lược thúc đẩy giấc ngủ đơn giản nhưng hiệu quả”.

Lợi ích và hạn chế tiềm ẩn

Tiến sĩ Srinivasan xác nhận, ăn tối lúc 18h thường xuyên có thể mang lại nhiều ích lâu dài cho sức khỏe. Nó phù hợp với nhịp sinh học của bạn, có khả năng hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, nó có thể làm giảm nguy cơ bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường type 2 và một số bệnh ung thư, quá trình trao đổi chất được cải thiện, giảm viêm và điều hòa hormone tốt hơn.

Tuy nhiên, ông đề cập rằng, phản ứng của mỗi người là khác nhau. Một số người ban đầu có thể cảm thấy đói hoặc thèm ăn nhiều hơn vào buổi tối. Điều cần thiết là lắng nghe cơ thể và dần chuyển sang giờ ăn tối sớm hơn.

Theo Ngọc Thùy (laodong.vn)
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem