Kinh doanh xăng dầu được “cởi trói” (Ảnh: IT)
Cụ thể, tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Thủ tướng vừa ký Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15.1, cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh trong tổng số 1216 điều kiện (tương đương 55%) do Bộ Công Thương quản lý. Đây là con số rất lớn chứng tỏ Bộ Công Thương đang rất quyết tâm nhằm đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, theo thông lệ quốc tế.
Theo đó, 675 điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm theo quy định tại Nghị định số 08/2018/NĐ-CP thuộc 08 lĩnh vực: Xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành cùa Bộ Công Thương.
Nghị định được kết cấu thành 9 chương, 22 điều, trong đó vấn nội dung được nhiều người quan tâm nhất chính là ở Chương 1: Sửa đổi, bãi bỏ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Chương này gồm 4 điều sửa đổi, bãi bỏ các điều, khoản liên quan đến các Điều 5, Điều 7, Điều 10, Điều 24, Điều 27, Điều 40, Điều 41 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, các điều kiện kinh doanh bị bãi bỏ, đơn giản hóa tại Dự thảo đã bám sát Quyết định 3610a/QĐ-BCT đồng thời bãi bỏ thêm toàn bộ Điều 5 liên quan đến quy hoạch tại các điều kiện về sản xuất xăng dầu (khoản 2 Điều 10), điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu (khoản 2 Điều 27), cơ sở kinh doanh xăng dầu (khoản 3, khoản 4 Điều 41 Nghị định 83/2014/NĐ-CP) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 12414/VPCP-PL.
Ngoài ra, bãi bỏ một số nội dung tại Điều 7, cụ thể như: tại khoản 3: “Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này”;
Bãi bỏ nội dung sau tại khoản 4: “Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3)”;
Bãi bỏ nội dung sau tại khoản 5: “Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.