Palolo hay còn gọi là giun Samoa là một loài sống ở biển trên các đảo Thái Bình Dương quanh Samoa và một số nơi khác.
Mỗi năm chúng chỉ xuất hiện 1-2 lần vào tháng 10, tháng 11 đúng thời điểm sinh sản.
Thực tế chúng là một bộ phận trên cơ thể của một loại giun biển tách ra rồi nổi trên mặt biển, con đực giải phóng tinh trùng và con cái giải phóng trứng.
Chúng bơi trôi nổi mà không có đầu vì phần đầu vẫn dính trong rặng san hô. Phần đầu này sẽ tái tạo bộ phận mới giống bộ phận đã tách ra.
Việc chúng xuất hiện hằng năm hiếm hoi, nhưng người dân có thể đoán trước điều này. Ví dụ như cây moso'oi ra hoa, mùi nồng từ các rạn san hô, bọt màu nâu vàng từ san hô, thời tiết thay đổi đột ngột.
Chúng được người dân bắt vào ban đêm. Con đực có màu xanh lục, còn con cái có màu nâu hơi đỏ.
Thời gian palolo tràn ra mặt biển chỉ trong 3 đêm và chỉ trong vài giờ, bắt đầu lúc 2h sáng.
Người đi bắt chúng sẽ phải dùng lưới, vải, giỏ múc lên.
Giá bán của loại giun này là 10-16 USD/gói (~230.000 đồng - 400.000 đồng/gói), thậm chí có thể lên đến 25 USD/gói (~581.000 đồng).
Sau khi được bắt về, chúng được nấu chín thành các món ăn khác nhau như chiên rồi phết lên bánh mỳ.
Tuy nhiên, trong vài năm qua đã có sự sụt giảm rõ rệt về số lượng palolo. Sự sụt giảm này và nhu cầu về món ăn từ palolo khiến giá tăng mạnh.
Những người đã ăn palolo thì đánh giá chúng như một hỗn hợp của mùi rong biển, trứng cá muối trong khi những người khác mô tả chúng mặn, mùi cá và ngon.
Chúng được xem là đặc sản và ngon nhất ở Samoa.
Vì thời gian nó xuất hiện ngắn nên những người dân ở Samoa phải tranh thủ thời gian để bắt palolo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.